Nội dung mà chúng tôi muốn lan tỏa ở đây đó là những tri thức giúp nâng tầm nhận thức nội tâm của con người. Tại sao chúng tôi muốn lan tỏa những tri thức này thì chúng ta cần phải hiểu về các hạn chế tự nhận thức nội tâm. Con người chúng ta luôn luôn được bao quanh bởi các xiềng xích kiềm hãm sự phát triển của chúng ta. Có 6 sợi xích bao quanh một con người như một cái kén. Các sợi xích được ví như các rào cản tự nhận thức nội tâm. Một khi chúng ta có thể vượt thoát được những sợi xích này, cũng là lúc chúng ta lớn lên có, được sự chuyển hóa của cuộc đời. Vậy 6 hạn chế tự nhận thức bản thân là gì?
1. Tầm thường hóa bản thân
Thông thường con người sẽ lập trình bản thân là một con người bình thường, tầm thường. Chúng ta tự cho mình là một con người không thể làm thế này, không thể làm thế kia: Tôi là như vậy đó, tôi sinh ra đã bệnh rồi, tôi sinh ra tôi đã gia đình nghèo rồi, tôi thế này, tôi như thế nọ, tôi thế kia,…. Bản thân nó là một xiềng xích rất lớn để xích con người chúng ta lại và là một trong những rào cản nhận thức nội tâm, đó là rào cản làm cho con người không thể bứt phá để có sự chuyển hóa.
2. Sợ thất bại
Hạn chế tự nhận thức thứ hai là sợ thất bại. Ở đâu đó có một nỗi sợ thất bại trong con người của chúng ta, mình làm cái gì thất bại một lần rồi chúng ta sợ, hoặc chưa từng thất bại nhưng mà chúng ta làm chúng ta vẫn sợ thất bại.
Nếu ai đang có rào cản sợ thất bại thì đây là một trong những rào cản khiến chúng ta chậm bước tiến và làm cho con người chúng ta không có được sự chuyển hóa.
Đây cũng là một trong những sợi dây xích nó khiến cho con người không thể thoát khỏi được cái hiện tại của chính họ bởi vì chúng ta cảm giác được cái sợ thất bại.
3. Sợ chỉ trích phê bình
Một trong những hạn chế tự nhận thức nữa của con người đó chính là sợ chỉ chích, phê bình.
Sợ người ta chê, người ta trách móc chúng ta, người ta nói, người ta cười mình khi mình làm một điều gì đó. Sợ người ta chê mình, chỉ trích mình, nhiều khi là những người thân yêu của mình.
Có những người sợ chính chồng của mình hay là vợ của mình, anh em của mình chỉ trích mình, chê mình nên mình sợ mình không có dám làm điều đó. Đây là một trong những cái kén nó kìm hãm sự phát triển và sự chuyển hóa của con người chúng ta.
4. Thiếu điều kiện
Một hạn chế lớn nữa trong nhận thức nội tâm con người đó là thiếu điều kiện.
Ví dụ chúng ta muốn làm gì đó chúng ta nói có tiền đâu mà làm, không biết khi nào mới làm được cái đó vì điều kiện không cho làm, muốn cho con ăn học thì nói là có đủ tiền đâu mà để cho con ăn học, hay là do nhà nghèo quá nên tôi không thể học, tự nhiên bản thân chúng ta thấy mình thiếu điều kiện khi khởi sự bất kỳ cái gì.
5. Thiếu hiểu biết
Có một cái hạn chế tự nhận thức lớn nữa là bản thân người đó thấy mình thiếu hiểu biết.
Cái thiếu hiểu biết này làm cho con người chúng ta cảm thấy thiếu kiến thức, không có khả năng để làm bất kỳ điều gì. Đây là một trong những rào cản rất lớn kìm hãm sự trưởng thành, sự phát triển, sự chuyển hóa của chúng ta.
6. Thiếu tầm nhìn tương lai
Hạn chế tự nhận thức quan trọng nữa đó là thiếu tầm nhìn tương lai.
Bản thân không thấy được mình phấn đấu trong tương lai mình sẽ được cái gì? Mình có cuộc sống như thế nào? Không thấy được cái hình ảnh tương lai của mình nên người ta sẽ chùn bước.
Giống như chúng ta bước lên một xe taxi thì chúng ta phải biết đích đến của chúng ta là gì thì chúng ta sẽ đi được. Có những người không biết đích đến của họ là gì nên cuối cùng họ không biết đi đâu.
Làm thế nào để bước vượt thoát những hạn chế tự nhận thức nội tâm?
Các chuyên gia đã cho chúng ta biết được một con người bị những rào cản nhận thức này nó bao quanh họ và giống như một cái kén vậy. Các anh chị hình dung có một cái kén bao quanh một con người chúng ta, nó không cho chúng ta thoát khỏi cái kén này.
Một lần chúng ta thoát khỏi cái kén này là một lần chúng ta lớn lên và xóa đi các rào cản nhận thức thì lúc đó chúng ta sẽ chuyển hóa. Các anh chị hãy hình dung có một cái trứng gà khi chúng ta tác động từ bên ngoài vào thì trứng gà chính là thức ăn, trứng gà mà tác động từ bên trong ra thì nó là sinh mệnh.
Nếu chúng ta để cho xã hội ép chúng ta thay đổi, thông thường con người đã chịu đau khổ thì họ ý thức được rằng mình đã gánh chịu sự đau khổ này nên cần phải thay đổi.
Nhưng có một số con người sự đau khổ cũng không làm họ thay đổi thì sự đau khổ lớn hơn sẽ đến và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi. Nhưng sự đau khổ lớn hơn không thể làm cho họ thay đổi thì sự mất mát sẽ làm cho họ thay đổi.
Vậy thay vì sự đau khổ, thay vì sự mất mát thì chúng ta thay đổi. Có một loại thay đổi là vì tình yêu thương của bản thân mà chúng ta thay đổi.
Có một câu chuyện sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn về góc nhìn này:
“Có một bạn nhỏ đó, bạn thấy trong khu vườn nhà bạn có một cái nhộng chuẩn bị thoát ra một con bướm. Bạn mới bắt đầu bạn đứng quan sát cái quá trình phá kén của một con bướm bước ra khỏi cái nhộng.
Bạn quan sát liên tục, liên tục bắt đầu từ 8 giờ sáng đến tận hơn 11 giờ trưa thì con bướm nó bắt đầu thoát ra, nó dùng chân xé cái nhộng, cái kén sau đó một sinh mệnh ra đời, bạn nhỏ thích quá.
Nhưng lúc đó mẹ mới điện thoại nói con vô ăn cơm, bạn nói với mẹ chờ con chút xíu để con đợi con bướm này nó bay ra khỏi cái kén, con nhộng.
Bạn đợi đến năm mười phút trôi qua thì mẹ ổng cứ kêu hoài lên và la ổng. Giây phút ổng nhìn thấy con bướm nó chuẩn bị bắt đầu bay ra khỏi cái kén ổng nói thôi còn có chút xíu nữa ổng lấy cái tay xé nhẹ cái để cho con bướm nó thoát ra.
Bạn chờ đợi để chứng kiến, tận hưởng cái cảm giác được nhìn một sinh mệnh mới ra đời, nhìn thấy một con bướm nó bay ra rất là đẹp. Con bướm nó mừng lắm, con bướm nó bay, nó bay lên nhưng sau đó cái cánh nó chụm lại vì không đủ lực và cuối cùng thì con bướm đó nó chết.”
Bài học từ câu chuyện này đó là, nếu chúng ta nhờ tác động để xé cái vỏ kén của chúng ta từ bên ngoài, thì đó là lúc tính mạng của chúng ta bị đã bị định đoạt rồi.
Chúng ta cần tự thân nâng nhận thức nội tâm của chúng ta lên, giống như trứng gà vậy, từ bên trong tác động ra sẽ là sinh mệnh, từ bên ngoài tác động vào nó chính là thức ăn.
Một con người thấu hiểu được nhận thức nội tâm và nâng được nhận thức nội tâm thì họ sẽ có sự bứt phá ở chính bên trong con người của họ và họ lớn hơn con người ngày hôm qua.
Đó là điều chúng ta sẽ nhận được từ những tri thức ở trên trang này, những tri thức giúp con người nâng tầm nhận thức nội tâm và vượt thoát mọi rào cản để có được sự chuyển hóa toàn diện ngay từ chính bên trong con người chúng ta.
Biết ơn các anh chị và các bạn đã đọc đến thời điểm này!
Tổng kết
Như vậy thì chúng ta đã thắp lên được ngọn đèn giàu Tâm thái, người giàu Tâm thái là người có được sự trân trọng biết ơn ở Tình, bao dung ở Tánh và an vui ở Tâm.
Người giàu Tâm thái thì sẽ giữ trạng thái rung động điện từ nội tâm ở cân bằng và hướng dương, kích hoạt được những hạt giống tổng nghiệp trong tiềm thức theo chiều hướng tốt đẹp.
An vui thì sẽ kích hoạt nghiệp Thức, Bao dung kích sẽ hoạt nghiệp Duyên, Trân trọng biết ơn sẽ kích hoạt nghiệp Quả.
Từ đó, con người rất đơn giản để có cuộc sống tốt đẹp.
Trân trọng biết ơn các anh chị đã đón nhận tri thức này. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!