Thư Viện Khái Niệm

7 BỐ THÍ QUAN TRỌNG ĐỜI NGƯỜI

Nhan thí
Nhãn thí
Ngôn thí
Tâm thí
Phòng thí
Thân Thí
Tọa Thí

8 TỐ CHẤT NHÂN TÀI

Dũng cảm nhận lỗi
Dũng cảm thay đổi
Sức học tập
Kiên trì
Cống hiến
Gánh vác
Trân trọng biết ơn
Khiêm tốn

9 DẠNG NGƯỜI CẦN NHẬN DẠNG, THU HÚT, ĐỐI ĐÃI, TRỞ THÀNH TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TẬN GỐC

Cao nhân
Quý nhân
Nhân mạch
Thần tài
Nhân tài
Minh sư
Thầy (cô)
Chuyên gia
Thiện tri thức

ÁC ĐỨC

Ác đức tương ứng với điện từ âm, hình thành khi làm cho người khác đau khổ, chứa trong vỏ bọc tánh người.

Khi khối ác đức khởi tạo thì tương ứng đời sống con người sẽ gặp điều bất như ý.

AN VUI

* KHÁI NIỆM NGUỒN AN VUI:
 
– Thông tin hóa: Là trạng thái Nhận thức Nội tâm xuất phát từ sự Chân thật nơi chính mình, xuất phát từ Nghe – Thấy – Nói – Biết mà không dính mắc vào lớp Tánh và lớp Tình của con người.
 
– Năng lượng hóa: Là trạng thái Nhận thức (Cảm xúc) mà khi đó Tham và Tưởng về Tài, hay về Sắc, hay về Danh, hay về Thực, hay về Thùy được Buông, được Dừng, được Thôi hay được Dứt.
 
– Vật chất hóa: Là trạng thái Nhận thức Nội tâm biết mình đang Nghe, biết mình đang Thấy, biết mình đang Nói và biết mình đang Biết.
 
* TÂM THÁI AN VUI:
 
– Người đạt tâm thái An vui là việc sở hữu đủ đầy hay không sở hữu đủ đầy vật chất thỏa mãn tánh Tham và tánh Tưởng cũng không còn là yếu tố quyết định sự vui vẻ.
 
– Người đạt tâm thái An vui là khi nghe và thấy vấn nạn của đối phương là khi đó chỉ biết mình đang nghe, biết mình đang thấy.
 
– Người đạt tâm thái An vui là người thấu triệt 3 câu hỏi quan trọng đời người.
 

BA KHỐI ĐỨC

– Công Đức tương ứng với điện từ Quang (điện từ cân bằng), chứa trong vỏ bọc tánh Chân thật, được tích tạo khi giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm, nâng tầng bậc trí tuệ (tầng bậc 3), hay nói cách khác là giúp cho người khác nhận được Sự Chân thật nơi chính mình.
 
Theo hệ quy chiếu của nhà Phật, Công Đức được tích tạo khi giúp cho con người giác ngộ và giải thoát.
 
Khi khối Công Đức được khởi tạo sẽ giúp con người cân bằng nội tâm và khai mở trí tuệ.
 
– Phước Đức tương ứng với điện từ dương, được tích tạo khi giúp người khác vui vẻ (hay nói cách khác là giúp người khác thoả mãn tham và tưởng về tài, về sắc, về danh, về thực, về thuỳ), chứa trong vỏ bọc tánh người.
 
Khi khối Phước Đức được khởi tạo thì tương ứng đời sống con người sẽ gặp nhiều điều như ý.
 
– Ác Đức tương ứng với điện từ âm, hình thành khi làm cho người khác đau khổ, chứa trong vỏ bọc tánh người.
 
Khi khối Ác Đức khởi tạo thì tương ứng đời sống con người sẽ gặp điều bất như ý.
 

BAO DUNG

– Thông tin hóa: Bao dung là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất kì điều gì diễn ra trong tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.
 
– Năng lượng hóa: Bao dung là trạng thái mà khi đó tánh tham và tánh tưởng được dừng lại.
(Theo hệ quy chiếu cấu trúc con người)
 
– Vật chất hóa (Theo UNESCO): Bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.
 
Người bao dung với con người là người mà trạng thái nội tâm của họ không dính mắc với bất kì điều gì ở hành vi của người khác.
 

CẢM ĐỘNG NỘI TÂM

Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm là điều mà mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều bản thân nhận được vượt ngoài tánh Tham và tánh Tưởng của thực tại về Tài, về Sắc, về Danh, về Thực, về Thuỳ.

CAO NHÂN

Nhận dạng: Cao nhân là người cho chúng ta một quan niệm, một bài học hay một hiểu biết mà từ đó nhận thức của chúng ta đứng trên vấn nạn phát sinh.
 
Đối đãi: Tri phúc – Trọng phúc – Tạo phúc
 
Thu hút cao nhân: Trân trọng biết ơn tri thức mình nhận được, mạnh mẽ chia sẻ bài học hay giá trị bản thân nhận được cho nhiều người.
 

CHÂN DUNG CỦA TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TẬN GỐC

Trí Tuệ Học Giả
Tâm Thái An Vui
Nhân Cách Kiện Toàn
Phẩm Chất Ưu Tú
Năng Lực Xuất Chúng
Thân Hình Người Mẫu
Sức Khỏe Người Sắt
Quảng Bá Siêu Phàm
Giao Tiếp Thông Thái
Luật Sắt Bản Thân
Tầm Nhìn Thấu Suốt
Thấu Hiểu Nhân Sinh
Bác Ái Lĩnh Chúng
Đức Hành Thiên Hạ
Lục Lộc Đại Thuận
Làm Người Thành Công
 

CHÂN THẬT

Sự chân thật là những gì không thay đổi qua không gian và thời gian.
 

CHUYÊN GIA

* Định nghĩa: 
– Chuyên gia là thuật ngữ chỉ về những người được đào tạo theo hướng chuyên sâu có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung.
– Hiểu 1 cách đơn giản: Chuyên gia là người cho chúng ta tư duy đơn giản hóa mọi vấn đề.
 
* Nhận dạng:
Chuyên gia là người cho chúng ta tư duy đơn giản hóa mọi vấn đề.
 
* Đối đãi chuyên gia:
1. Hỗ trợ cơ sở vật chất, tối ưu hóa công cụ lao động cho Chuyên gia.
2. Kiến tạo môi trường tốt:
Vui vẻ
Hi vọng
Niềm tin
Trí tuệ
Trân trọng – biết ơn
Yêu thương
Bao dung
Khiêm tốn
Chân thật
 
Thu hút chuyên gia: Có mong muốn tột cùng để thấu suốt hay rõ thông một điều gì đó mà chúng ta chưa rõ đích đến.
 
Trở thành chuyên gia:
– Nắm chắc các khái niệm nguồn, hệ quy chiếu chuẩn của ngành, tổng kết được 15 Khái niệm nguồn của ngành.
– Có tư duy đích đến, thấu suốt đến tận cùng về đích đến trong ngành.
 

CÔNG ĐỨC

Công Đức tương ứng với điện từ Quang (điện từ cân bằng), chứa trong vỏ bọc tánh Chân thật, được tích tạo khi giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm, nâng tầng bậc trí tuệ (tầng bậc 3), hay nói cách khác là giúp cho người khác nhận được Sự Chân thật nơi chính mình.
 
Theo hệ quy chiếu của nhà Phật, Công Đức được tích tạo khi giúp cho con người giác ngộ và giải thoát.
 
Khi khối Công Đức được khởi tạo sẽ giúp con người cân bằng nội tâm và khai mở trí tuệ.
 

CON NGƯỜI

+ Thông tin hóa: Là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, vận hành thống nhất với các quy luật tự nhiên – xã hội.
 
Có cấu trúc bao gồm: Tâm, Tánh, Tình, Thân.
 
Có trạng thái nhận thức và cảm xúc nội tâm.
 
Có khả năng kiến tạo, làm chủ cuộc sống của chính mình.
 
+ Năng lượng hóa: Cỗ máy Công Đức – Phước Đức.
 
+ Vật chất hóa: 9 dạng người
1. Cao nhân
2. Quý nhân
3. Nhân tài
4. Thần tài
5. Nhân mạch
6. Minh sư
7. Chuyên gia
8. Thầy cô
9. Thiện đại tri thức
 

ĐẶT Ý

+ Thông tin hóa: Khởi ý niệm đến một kết quả nào đó mà sau đó không dính mắc vào bất kỳ tham tưởng nào về kết quả đó.
 
+ Năng lượng hóa: Chủ động kích hoạt một hạt mầm nghiệp Thức – Duyên – Quả trong tiềm thức với trạng thái rung động điện từ nội tâm cân bằng.
 
+ Vật chất hóa: Kích hoạt hướng đi mới của tổng nghiệp (khai mở nghiệp thức, nghiệp duyên, nghiệp quả).
 

ĐIỂM – TUYẾN – DIỆN

Điểm – Tuyến – Diện là các khái niệm liên quan tới quá trình xây dựng môi trường thành công.
 
Xuất phát từ 1 người có nhân cách kiện toàn, tương ứng với 1 điểm.
 
2 người có nhân cách kiện toàn là 2 điểm, kết hợp sẽ tạo thành 1 tuyến.
 
3 người có nhân cách kiện toàn là 3 điểm, kết hợp sẽ tạo thành 1 diện, tương ứng với 1 Môi trường tốt.
 
Môi trường tốt là môi trường mà con người thích ở gần, môi trường mang lại cho con người sự Vui vẻ – Hy vọng – Niềm tin – Trí tuệ – Trân trọng biết ơn – Yêu thương – Bao dung – Khiêm tốn – Chân thật.
 

ĐỊNH TÂM

Định tâm là trạng thái nhận thức nội tâm khẳng định sự gắn kết của bản thân với sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người trong quá trình hướng đến mong muốn đã được xác định rõ.
 

ĐỊNH THÂN

Định thân là trạng thái nhận thức nội tâm bản thân là ai với sự tập trung toàn bộ nguồn lực để trở thành người đó.
 

ĐỦ ĐẦY

* Thông tin hóa: Là trạng thái nhận thức và cảm xúc nội tâm không dính mắc vào các nhu cầu hay mong muốn.
* Năng lượng hóa: An vui với vạn vật, bao dung với vạn vật & trân trọng biết ơn với vạn vật
* Vật chất hóa: Thu hút những điều mong muốn.
 

DUYÊN LÀNH

– Nhân: Là tập hợp các nhận thức nội tâm theo chiều hướng có lợi về con người.  
+ 9 dạng người cần nhận dạng và đối đãi, thu hút và trở thành.
+ Mức độ mối quan hệ xã hội, nhận dạng và nâng cấp.
+ Các nhận thức nội tâm về con người: Vốn, Thầy, Cây cầu – con đường, Mượn sức – Trợ lực, cỗ máy Công Đức – Phước Đức, Nhân tài, Bài học, Không có vấn đề, Trân trọng biết ơn sự hiện diện, ….
 
– Duyên: An vui – Bao dung – Trân trọng biết ơn con người.
 
– Quả: Đồng ngôn – Đồng thuận – Đồng hành
 

GẮN BÓ BẢN THÂN

– Thông tin: Có cảm giác vui vẻ, an toàn, tin tưởng, muốn ở cùng chính mình thường xuyên.
 
+ Năng lượng: Cảm nhận đủ đầy thường trực khi ở bên cạnh bản thân (an vui về bản thân, bao dung bản thân, trân trọng – biết ơn bản thân).
 
+ Vật chất: Người bạn đồng hành trọn đời của bản thân.
 

GIA TỐC

Gia tốc là 1 khái niệm nguồn trong phương pháp giáo dục NHẬN & CHUYỂN hiện thực;
 
Là khái niệm chỉ về 1 người được CÔ LẬP BỐI CẢNH để có thể TOÀN TÂM TOÀN Ý nhận và chuyển hiện thực nào đó;
 
Là một khái niệm chỉ về một người đặt TÂM TRÍ & THỜI GIAN nhiều nhất có thể về điều mà họ mong muốn.
 

GIÀU TOÀN DIỆN

+ Thông tin hóa: Có được trạng thái đủ đầy, cân bằng, chất lượng cao và vững bền ở cả đời sống vật chất và phi vật chất trên tất cả 4 khía cạnh của cuộc sống (Nội tâm, Sức khỏe, Mối quan hệ, Tài chính)
 
+ Năng lượng hóa: Có đủ đầy cả công đức và phước đức
 
+ Vật chất hóa: Tận cùng sự trưởng thành của con người: Giàu Trí tuệ, Giàu Tâm thái, Giàu Nhân cách, Giàu Phẩm chất, Giàu Năng lực, Giàu thể chất, Giàu Vật chất.
 

HAM MUỐN TỘT CÙNG

+ Thông tin hóa: Hình ảnh tâm trí lặp đi lặp lại với tần suất cực cao, gần như chiếm toàn bộ tâm trí.
 
+ Năng lượng hóa: Trạng thái mong muốn kết nối, sở hữu đối tượng ngay tại thời điểm hiện tại biểu hiện mạnh mẽ trên lớp tình và lớp thân.
 
+ Vật chất hóa: Đủ đầy nguồn lực (Thức – Duyên – Quả).
 

HẠNH PHÚC

+ Thông tin hóa: Là trạng thái hài lòng của nội tâm về những gì mình đang có (hay đang sở hữu).
 
+ Năng lượng hóa: An vui, Bao dung, Trân trọng – biết ơn
 
+ Vật chất hoá: Cảnh giới cuộc sống số 5 (Thành công + Sức khoẻ tốt + Gia đình hoà hợp).
 

HỆ QUY CHIẾU

Hệ quy chiếu là khái niệm nguồn của nguồn, khái niệm nguồn sơ khai nền tảng, từ đó giúp chúng ta phát triển thêm những khái niệm nguồn khác.
 

HỆ QUY CHIẾU CHUẨN

Hệ quy chiếu chuẩn là khái niệm nguồn của nguồn, từ đó giúp chúng ta phát triển thêm những khái niệm nguồn có lợi.
 

HY VỌNG

Hy vọng là trạng thái thỏa mãn cái tham và tưởng của nội tâm về điều mà tâm trí muốn hướng đến.
 
Người mất đi hy vọng do hai điều:
+ Thứ nhất, không rõ đích đến của bản thân.
+ Thứ hai, không thấy hoặc không tối ưu hóa được công cụ phương tiện để đạt được điều mà tâm trí muốn hướng đến.
 
Người mang lại hy vọng cho người khác là người giúp người khác làm rõ đích đến của họ, là người giúp người khác nhận ra hoặc tối ưu hóa công cụ phương tiện để đạt được điều mà tâm trí họ mong muốn hướng đến.
 

KẾT NỐI BẢN THÂN

+ Thông tin: Kết nối bản thân là cảm nhận, cảm thụ được sự hiện hữu các quá trình chuyển hoá vi tế trong bản thân.
 
+ Năng lượng: Quan sát được trạng thái rung động của sự chân thật nơi chính mình, 16 tánh, tình, thân tứ đại.
 
+ Vật chất: Kết nối bản thân là có khả năng biết mình đang nghe, có khả năng biết mình đang thấy, có khả năng biết mình đang nói, có khả năng biết mình đang biết.
 

KHÁI NIỆM NGUỒN

Khái niệm nguồn là khái niệm bao gồm cái biết, cái tin, cái hiểu.
 

KHIÊM TỐN

– Người có Nhân cách Khiêm tốn là người có cảm nhận Nội tâm mọi Thành tựu của bản thân là do người khác mang lại: Khai mở trí tuệ nhờ Thiện đại tri thức, Đạo lý nhờ Thầy cô, Tư duy nhờ Chuyên gia, Chỉ điểm nhờ Cao nhân, Giúp đỡ nhờ Quý Nhân, Kết nối nhờ Nhân mạch, Tương trợ nhờ Thần tài, Cống hiến Gánh vác nhờ Nhân tài và Dẫn dắt nhờ Minh sư.
– Người có Nhân cách Khiêm tốn là người ghi nhận biết ơn và thừa nhận những người xung quanh có sự vượt trội hơn mình ở một khía cạnh nào đó, hay nói cách khác là người thấu triệt triết lý “”Ngu””.
– Người có Nhân cách Khiêm tốn là người biết vươn lên hay cúi xuống phù hợp với từng hoàn cảnh, hay nói cách khác là người thấu triệt triết lý Cây lúa.
 

KHOÁI LẠC

Khoái lạc là trạng thái cảm xúc nội tâm khi thỏa mãn nhất thời tham và tưởng về Tài, Sắc, Danh, Thực và Thùy.
 

KHÔNG GIAN

Không gian chính là nơi tần số rung động năng lượng cao hơn hoặc thấp hơn vật quan sát, chính là những vật không cùng tần số rung động năng lượng.
 
Ý thức ở chiều không gian với tần số rung động năng lượng cao có cảm giác thời gian nhanh hơn ý thức thời gian ở tần số rung động năng lượng thấp.
 
Tần số rung động năng lượng khác nhau thì cảm nhận vật chất khác nhau, con người có tần số rung động năng lượng nào thì vật chất biểu hiện theo chiều hướng đó.
 

LÀM CHỦ NỘI TÂM

Làm chủ nội tâm là chủ động lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn bên trong nội tâm để làm chủ hoàn cảnh bên ngoài.
 

LẮNG NGHE BẢN THÂN

+ Thông tin: Lắng nghe bản thân là hành động nhận thức các trạng thái, các quá trình chuyển hoá thô và vi tế diễn ra bên trong bản thân.
 
+ Năng lượng: Lắng nghe bản thân là trạng thái nhận thức rằng bản thân cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầm trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh, rằng bản thân cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.
 
+ Vật chất: Lắng nghe bản thân là quan sát được trạng thái rung động của sự chân thật nơi chính mình, 16 tánh, tình, thân tứ đại.
 

LỄ

Lễ hiểu một cách đơn giản là Lễ phép và Lẽ phải, liên quan đến tánh người là tánh Thùy.
 
+ Người Lễ với bản thân là người trân trọng biết ơn sự hiện diện của bản thân, là người cho bản thân cơ hội được tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.
 
+ Người Lễ với gia đình là người trân trọng biết ơn sự hiện diện của người thân trong gia đình, là người góp phần tạo bối cảnh để gia đình có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.
 
+ Người Lễ với tổ chức là người trân trọng biết ơn sự hiện diện của con người trong tổ chức, là người góp phần tạo bối cảnh để tổ chức có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.
 
+ Người Lễ với xã hội là người trân trọng biết ơn sự hiện diện của con người trong xã hội, là người góp phần tạo bối cảnh để người trong xã hội có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.
 
Trọng điểm của Lễ là Trân trọng – biết ơn.
 

LIÊM CHÍNH NỘI TÂM

+ Thông tin: Liêm chính nội tâm với bản thân là khái niệm chỉ sự thống nhất của trạng thái nhận thức, trạng thái cảm xúc bên trong nội tâm với hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong giao tiếp và tương tác đối với bản thân.
 
+ Năng lượng: Bao dung đối với trạng thái nhận thức nội tâm và trạng thái cảm xúc của bản thân. 
 
+ Vật chất: Lắng nghe, nhận diện, chấp nhận những trạng thái nhận thức và trạng thái cảm xúc của bản thân, thấu hiểu những Tham Tưởng về Tài Sắc Danh Thực Thuỳ của bản thân do Tổng Nghiệp quyết định nên không phán xét đúng – sai, tốt – xấu, nên – không nên.
 

LÝ DO KHẮC CỐT GHI TÂM

+ Thông tin hóa: Nguyên nhân, mục đích đủ lớn, đủ quan trọng để kích hoạt năng lực hành động. 
 
+ Năng lượng hóa: Hình ảnh tâm trí thuở ban đầu trước khi khởi sự bất kỳ điều gì.
 
+ Vật chất hóa: Hình ảnh tâm trí rõ ràng.
 

MINH SƯ

Nhận dạng:
– Là người có Ước mơ bao trùm Ước mơ của chúng ta.
– Là người có Trí tuệ, Tâm thái, Phẩm chất, Nhân cách, Năng lực hay Cảnh giới Cuộc sống khác biệt, cách biệt mà chúng ta muốn hướng đến.
– Đồng thời nhận lời bồi dưỡng và đồng hành cùng chúng ta.
 
Đối đãi: Gánh vác Sứ mệnh và đồng hành thực hiện Ước mơ cùng Minh sư.
 
Thu hút: 8 tố chất nhân tài
 

MONG MUỐN

Mong muốn là hình ảnh được lặp đi lặp lại thường xuyên trong tâm trí.
 

NĂNG LỰC

Năng lực của một người là mức độ trưởng thành của người đó về cả 3 mặt: Quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn. Sự trưởng thành của 3 mặt này có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành vòng tuần hoàn năng lực.
 
Trưởng thành là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt hơn so với trước đây.
 
Người trưởng thành là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa so với độ tuổi của họ.
 
Người giàu năng lực (hay còn gọi là người trưởng thành hơn người) là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa với độ tuổi của họ, đồng thời tiệm cận đến độ tuổi của người thành công mà bối cảnh xã hội công nhận.
 
Có các cấp độ năng lực: Biết – Nhớ – Hiểu – Thực hành – Áp dụng – Sáng tạo.
 
+ Năng lực Chuyên môn: 
Là thấu hiểu tất cả các khái niệm của ngành, tư duy của ngành (tư duy đích đến, tư duy kết quả, tư duy tầm nhìn).
Là năng lực biến những gì phức tạp trong ngành trở nên đơn giản.
 
+ Năng lực Quan niệm:
Người có quan niệm chuẩn là người thực sự có công cụ tạo lập giá trị. 
Quan niệm sống bắt nguồn từ khái niệm nguồn và hệ quy chiếu, bao gồm 3 khái niệm nguồn, 7 khái niệm về: trí tuệ, tâm thái, phẩm chất, nhân cách, năng lực, thể chất, vật chất. Người có quan niệm chuẩn luôn bám trụ vào công cụ, lấy phương tiện đó để tạo lập giá trị và cho đi. 
Khả năng nhận thức và ứng dụng các khía cạnh Đạo lý, Tôn giáo và Khoa học vào đời sống thực tiễn.
 
+ Năng lực Quan hệ xã hội:
Là khả năng tương tác, kết nối với các đối tượng trong 4 động lực sinh tồn (Bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội)
 

NGHỀ ƯỚC MƠ (IKIGAI)

+ Thông tin hóa: Lộ trình phát triển một nghề ước mơ của một người. Với nghề ước mơ, người đó được làm việc mà nhu cầu xã hội cần, làm việc mà người đó thích, người đó làm giỏi và mang lại thu nhập tốt.
 
+ Năng lượng hóa: Đam mê, Sứ mệnh, Chuyên môn, Sự nghiệp
 
+ Vật chất hóa: 3 tầng bậc của lộ trình nghề ước mơ
– Có nhu cầu xã hội + Thích + Định tâm => Giỏi 
– Định tâm + Giỏi + Trân trọng biết ơn => Tiền 
– Đạt Ikigai + Trưởng thành => Thành công
 

NGHĨA

Nghĩa hiểu một cách đơn giản là Trách nhiệm, liên quan đến tánh người là tánh Danh.
 
+ Người Trách nhiệm với bản thân là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân, rằng bản thân tồn tại vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.
 
+ Người Trách nhiệm với gia đình là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân trong gia đình, rằng sự có mặt của bản thân trong gia đình là vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó. 
 
+ Người Trách nhiệm với tổ chức là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân trong tổ chức, rằng sự có mặt của bản thân trong tổ chức là vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.
 
+ Người Trách nhiệm với xã hội là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân trong xã hội, rằng sự có mặt của bản thân trong xã hội là vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.
 
Trọng điểm của Nghĩa là trách nhiệm và ghi nhận.
 

NGHI VẤN

Nghi vấn là những gì một người chưa biết, đang thắc mắc hoặc đặt ra câu hỏi để tìm ra câu trả lời. Là câu hỏi có tính chất lặp đi lặp lại trong tâm trí và khuynh hướng của nội tâm là muốn tìm ra lời giải cho câu hỏi đó.
 
Nghi vấn theo chiều hướng nào thì sẽ ngộ ra và chuyển hóa theo chiều hướng đó.
 
Nghi vấn tích cực là nghi vấn thuận theo chiều mong muốn.
 
Nghi vấn tiêu cực là nghi vấn ngược chiều mong muốn.
 
Để xác định được nghi vấn là tích cực hay tiêu cực thì cần làm rõ tới tận cùng mong muốn của 1 người là gì.
 

NGŨ HÀNH

Ngũ hành là 5 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
 
Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ,Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
 
Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
 
Tương ứng với ngũ tạng: Mộc tương ứng với Can & Đởm (Gan và Mật), Hỏa tương ứng với Tâm và Tiểu trường (Tim và ruột non), Thổ tương ứng với Tỳ & Vị (lá lách, dạ dày), Kim tương ứng với Phế & Đại tràng, Thủy tương ứng với với Thận & Bàng quang.
 
Tương ứng với 5 phẩm chất của con người: Nhân hành Mộc,  Lễ hành Hỏa, Tín hành Thổ, Nghĩa hành Kim, Trí hành Thủy.
 
=> Luận tương sinh, tương khắc của ngũ hành ứng với Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để cân bằng những phẩm chất bên trong một người.
 
Trọng điểm để xây dựng phẩm chất là Lễ, Trí, Tín.
 

NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ

Người có trí tuệ là người có trạng thái nhận thức nội tâm vượt trên vấn nạn phát sinh.
 
– Người có trí tuệ tầng bậc 1: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm phân biệt được đúng – sai, thật – giả, nên – không nên, tốt – xấu đối với sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh và con người.
 
– Người có trí tuệ tầng bậc 2: 
+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi.
+ Là người thấu hiểu và nhận thức mọi sự vật, sự việc đến từ phía chính họ, đến từ phía hạt mầm tâm trí của bản thân họ, không đến từ chính nó.
+ Là người không mưu cầu sự thay đổi từ phía bên ngoài mà nhận thức rất rõ cần sự thay đổi từ phía bên trong nội tâm.
+ Là người có tâm niệm “mưu cầu sự thay đổi của người khác là bắt đầu cho đau khổ, thay đổi bản thân là bắt đầu cho hạnh phúc”.
 
– Người có trí tuệ tầng bậc 3: 
+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh có Tính không. 
+ Là người luôn cảm nhận con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh bản chất không có vấn đề. 
+ Là người luôn sống được với thực tại, là người hằng sống được với sự chân thật nơi chính mình. 
+ Là người luôn biết mình đang nghe, biết mình đang thấy, biết mình đang nói, biết mình đang biết. 
+ Là người có được trạng thái an vui, thanh tịnh nội tâm.
 
– Người có trí tuệ tầng bậc 4:
+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm tự nhiên biết nên nói, tự nhiên biết nên làm điều gì phù hợp với hoàn cảnh thực tại.
+ Là người có thể kết nối được với những kiến thức, hiểu biết vượt ngoài những gì bản thân nghe – thấy – nói – biết trong quá khứ.
+ Là người có tần sóng điện từ có thể tiếp cận với nền văn minh không gian.
 
– Người có trí tuệ tầng bậc 5: 
+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm không bị rào cản bởi không gian và thời gian.
+ Là người mở được toàn diện ngũ nhãn: Nhục nhãn, Huệ nhãn, Thiên nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn (Theo HQC Nhà Phật).
 

NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ TẦNG BẬC 1:

Người có trí tuệ tầng bậc 1: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm phân biệt được đúng – sai, thật – giả, nên – không nên, tốt – xấu đối với sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh và con người.
 

NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ TẦNG BẬC 2:

Người có trí tuệ tầng bậc 2:

+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi.

+ Là người thấu hiểu và nhận thức mọi sự vật, sự việc đến từ phía chính họ, đến từ phía hạt mầm tâm trí của bản thân họ, không đến từ chính nó.

+ Là người không mưu cầu sự thay đổi từ phía bên ngoài mà nhận thức rất rõ cần sự thay đổi từ phía bên trong nội tâm.

+ Là người có tâm niệm “mưu cầu sự thay đổi của người khác là bắt đầu cho đau khổ, thay đổi bản thân là bắt đầu cho hạnh phúc”.

NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ TẦNG BẬC 3:

Người có trí tuệ tầng bậc 3:

+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh có Tính không.

+ Là người luôn cảm nhận con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh bản chất không có vấn đề.

+ Là người luôn sống được với thực tại, là người hằng sống được với sự chân thật nơi chính mình.

+ Là người luôn biết mình đang nghe, biết mình đang thấy, biết mình đang nói, biết mình đang biết.

+ Là người có được trạng thái an vui, thanh tịnh nội tâm.

NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ TẦNG BẬC 4:

– Người có trí tuệ tầng bậc 4:

+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm tự nhiên biết nên nói, tự nhiên biết nên làm điều gì phù hợp với hoàn cảnh thực tại.

+ Là người có thể kết nối được với những kiến thức, hiểu biết vượt ngoài những gì bản thân nghe – thấy – nói – biết trong quá khứ.

+ Là người có tần sóng điện từ có thể tiếp cận với nền văn minh không gian.

NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ TẦNG BẬC 5:

Người có trí tuệ tầng bậc 5:

+ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm không bị rào cản bởi không gian và thời gian.

+ Là người mở được toàn diện ngũ nhãn: Nhục nhãn, Huệ nhãn, Thiên nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn (Theo HQC Nhà Phật).

NGƯỜI ĐẠT TÂM THÁI AN VUI

Người đạt tâm thái an vui là việc sở hữu đủ đầy hay không sở hữu đủ đầy vật chất thoả mãn tánh tham và tánh tưởng cũng không còn là yếu tố quyết định sự vui vẻ.

Người đạt tâm thái an vui là khi nghe và thấy vấn nạn đối phương là khi đó chỉ biết mình đang nghe, biết mình đang thấy.

Người đạt tâm thái an vui là người thấu triệt 3 câu hỏi quan trọng đời người.

NGƯỜI GIÀU NĂNG LỰC

Người giàu năng lực (hay còn gọi là người trưởng thành hơn người) là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa với độ tuổi của họ, đồng thời tiệm cận đến độ tuổi của người thành công mà bối cảnh xã hội công nhận.

NGƯỜI GIÀU NHÂN CÁCH

Người giàu nhân cách hay còn gọi là người có nhân cách kiện toàn là người tập hợp đủ đầy những trạng thái cảm xúc, trạng thái nhận thức bên trong nội tâm biểu hiện thông qua sự vui vẻ, hy vọng, niềm tin, trí tuệ, trân trọng biết ơn, yêu thương, bao dung, khiêm tốn, chân thật đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội của người đó.

NGƯỜI GIÀU TÂM THÁI

Người giàu tâm thái là người luôn giữ được xuyên suốt trạng thái cảm xúc trân trọng biết ơn ở tình, bao dung ở tánh và an vui ở tâm

NGƯỜI KHOAN DUNG

Người khoan dung, là khi lỗi của người khác có 10 phần, qua ánh mắt nhìn của họ cảm nhận còn khoảng cỡ 4-5 phần lỗi. 
 
4-5 phần lỗi này đi vô trong người họ giảm còn lại 1-2 phần. 
 
Và theo thời gian thì mất đi, khi sự lặp lại của cái điều đó nếu không quá nhiều thì cái lỗi đó cũng tan dần đi. 
 
Người như vậy gọi là người khoan dung.
 

NGƯỜI KHÔN NGOAN

Người khôn ngoan là người biết ứng dụng hoặc biết thuận theo quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để đạt mục tiêu cuộc đời.
 

NGƯỜI LÀM CHỦ TÂM THÁI

Người làm chủ tâm thái là người chủ động chọn lựa và chịu trách nhiệm với chọn lựa bên trong nội tâm, để làm chủ hoàn cảnh bên ngoài.
 

NGƯỜI THA THỨ

Người tha thứ, là khi 10 phần lỗi người họ nhập vào trong mình hết.
 
Sau một thời gian cái lỗi trong người đó giảm xuống còn khoảng 6-7 phần lỗi. 
 
Vì lỗi vẫn còn nên khi người ta nhắc đến vẫn còn bực bội. Dù hình tướng thì người nói: tôi tha thứ, nhưng khi đụng chuyện tái lại cái lỗi đó thì sẽ bùng nổ. 
 
Người như vậy gọi là người có đức tính tha thứ.
 

NGƯỜI THÔNG THÁI

Người thông thái là người có năng lực xử lý vấn đề của thực tại
 

NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH HƠN NGƯỜI

Người trưởng thành hơn người (hay còn gọi là người giàu năng lực) là người đồng thời có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa với độ tuổi của họ, đồng thời tiệm cận đến độ tuổi của người thành công mà bối cảnh xã hội công nhận.

NGƯỜI UYÊN BÁC

Người uyên bác là người có kiến thức, hiểu biết sâu và rộng tất cả các lĩnh vực cơ bản trong cuộc sống (Nội tâm, sức khoẻ, mối quan hệ, tài chính).

NGƯỜI VỊ THA

Người vị tha là người khi 10 phần lỗi của người, qua góc nhìn của họ gọt giảm xuống chỉ nhận vào người 6-7 phần. Sau một thời gian bỏ dần còn khoảng dưới trung bình một chút là khoảng 4-5 phần. Trung bình với dưới trung bình một chút tưởng rằng đã quên đi, nhưng mà nhiều lần lặp lại cái điều đó thì nó lại trỗi dậy. Là người có đức tính vị tha.

NGUYÊN LÝ

+ Thông tin hóa: Nguyên lý là những luận điểm xuất phát, những tư tưởng chủ đạo của một học thuyết hay lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên, không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết hay lý luận đó phản ánh; được xây dựng trong tư duy nhờ vào quá trình khái quát những kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của con người (Theo Triết học Mac – Lênin).
 
+ Năng lượng hóa: Cách thức Hoạt động chung nhất của 1 hệ thống, chi phối toàn bộ thành phần của hệ thống đó.
 
+ Vật chât hóa: Điểm mấu chốt giúp con người vận hành công việc và cuộc sống.
 

NHÂN

Nhân hiểu một cách đơn giản là yêu thương, liên quan đến tánh người là tánh tài.
 
+ Người yêu thương bản thân là người cho bản thân sự đủ đầy về nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu được thể hiện mình và nhu cầu cho đi.
 
+ Người yêu thương gia đình là người góp phần cho gia đình sự đủ đầy về nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu được thể hiện và nhu cầu cho đi của gia đình.
 
+ Người yêu thương tổ chức là người góp phần cho tổ chức sự đủ đầy về nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu được thể hiện và nhu cầu cho đi của tổ chức.
 
+ Người yêu thương xã hội là người góp phần cho xã hội sự đủ đầy về nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu được thể hiện và nhu cầu cho đi của xã hội.
 
Trọng điểm của Nhân là trạng thái đủ đầy.
 

NHÂN CÁCH

Nhân cách của một người là tập hợp những trạng thái cảm xúc, trạng thái nhận thức bên trong nội tâm biểu hiện thông qua hình ảnh tâm trí và giá trị của người đó đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội.
 

NHÂN CÁCH BAO DUNG

Theo định nghĩa của UNESCO:
Bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp. 
 
Theo hệ quy chiếu cấu trúc con người WiT:
Bao dung là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong tâm trí, do tác động của hoàn cảnh bên ngoài. 
Là trạng thái nội tâm khi đó tánh tham và tánh tưởng được dừng lại.
Người bao dung với con người là người mà ở trạng thái nội tâm của họ không dính mắc với bất kỳ điều gì ở hành vi của người khác. 
 
Bao dung:
+ Thông tin hóa là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong Tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.
+ Năng lượng hóa là trạng thái nội tâm mà khi đó Tánh Tham và Tánh Tưởng được dừng lại. 
+ Vật chất hóa là Tôn trọng, Thấu hiểu, Chấp nhận.
 

NHÂN CÁCH CHÂN THẬT

Có 4 điều để một người bộc lộ Nhân cách Chân thật qua thời gian:
1. Biết mình đang Nghe
2. Biết mình đang Thấy
3. Biết mình đang Nói
4. Quảng bá những gì người đó làm và làm những gì người đó quảng bá.
Qua thời gian lời nói phát ra hạn chế suy nghĩ, ánh mắt hạn chế dính vào cái tưởng và trở nên đơn giản, hành động và lời nói nhất quán. Người khác sẽ đánh giá người đó có Nhân cách Chân thật.”
 

NHÂN CÁCH HY VỌNG

Hy vọng là trạng thái thỏa mãn cái tham, cái tưởng của nội tâm về điều mà tâm trí muốn hướng đến.
 
Người mất đi hy vọng có hai điều dẫn đến:
+ Một là không rõ đích đến của bản thân. 
+ Hai là không thấy hoặc không tối ưu hóa được công cụ – phương tiện để đạt được điều họ mong muốn.
 
Người mang lại hy vọng cho người khác.
+ Là người giúp người khác làm rõ đích đến của họ.
+ Là người giúp người khác nhận ra hoặc tối ưu hóa công cụ – phương tiện để đạt được điều họ mong muốn.
 

NHÂN CÁCH KHIÊM TỐN

Người khiêm tốn là người có cảm nhận nội tâm thành tựu của bản thân là do người khác mang lại.
 
Người khiêm tốn là người luôn thấy ở người khác có điểm hơn mình. Hay nói cách khác, là người thấu triệt Triết lý NGU.
 
Người khiêm tốn là người biết vươn lên đúng lúc và cuối xuống phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, là người thấu triệt Triết lý CÂY LÚA.
 
GÓP ĐỦ TIỀN THÌ TẬP HỢP ĐƯỢC NGƯỜI. 
ĐỦ SỰ ĐỘ LƯỢNG THÌ ĐƯỢC NGƯỜI. 
ĐỦ SỰ KHIÊM TỐN THÌ THU PHỤC NGƯỜI.
ĐỦ SỰ ĐI TRƯỚC THÌ DẪN DẮT NGƯỜI.
 

NHÂN CÁCH NIỀM TIN

Niềm tin là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực, hay chưa đủ đầy nguồn lực, để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
 
Người có niềm tin tích cực là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
 
Người có niềm tin tiêu cực là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
 
Người mang lại niềm tin tích cực cho người khác là người giúp người khác nhận ra họ đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
 

NHÂN CÁCH TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN

Trân trọng biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người.
 
+ Người trân trọng biết ơn là người mà trạng thái nội tâm luôn có sự cảm động trước sự vật, sự việc, hiện tượng, hành vi người khác.
 
+ Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm xuất hiện khi điều mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài cái tưởng và tham của thực tại về tài, sắc, danh, thực, thùy.
 
+ Nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm để khởi tạo sự trân trọng biết ơn với con người
 
+ Điều mình làm cho người khác là điều nên làm. Điều người khác làm cho mình là điều không nên.
 
Trân trọng biết ơn là trạng thái của nhận thức bên trong làm nền tảng thì nó mới bộc lộ ra cảm xúc thật sự bên ngoài.
 

NHÂN CÁCH TRÍ TUỆ

Trí tuệ vừa là trạng thái nhận thức, vừa là trạng thái cảm xúc. Vì có trạng thái nhận thức rồi người ta mới biểu hiện trí tuệ ra bên ngoài (tầng trí tuệ 1+2 biểu hiện ra ngoài, tầng 3 thuần nhận thức).
 
Người mang lại trí tuệ cho người khác là người giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm thông qua quan niệm, câu chuyện, bài học….để họ có thể đứng trên vấn nạn phát sinh.
 

NHÂN CÁCH VUI VẺ

Vui vẻ là biểu hiện vật chất của Khoái lạc và An vui
 
Vui vẻ do Khoái lạc: Là một trạng thái hài lòng nội tâm khi thỏa mãn tham tưởng về Tài, về Sắc, về Danh, về Thực, về Thùy.
 
Vui vẻ do An vui: Là trạng thái nhận thức nội tâm khi nhận được sự chân thật nơi chính mình.
 
Người không vui vẻ do chưa đạt khoái lạc có 2 điều dẫn đến:
1. Người luôn không hài lòng với những gì mình sở hữu (do thiếu sự trân trọng biết ơn với những gì mình sở hữu).
2. Là không rõ mong muốn của bản thân (về Tài, về Sắc, về Danh, về Thực, về Thùy)
 
Người không vui vẻ do chưa an vui là người chưa tách được tâm và cảnh; hay nói cách khác là người khi nghe và thấy bị dính mắc vào tánh và tình của họ.
 
Người mang lại vui vẻ cho người khác :
+ Là người giúp người khác rõ mong muốn của họ.
+ Là người giúp người khác thỏa mãn Tham & Tưởng về Tài – Sắc – Danh – Thực – Thùy.
+ Là người giúp người khác nhận được Sự Chân thật nơi chính họ
 

NHÂN CÁCH YÊU THƯƠNG

+ Thông tin hóa yêu thương
Yêu thương bản thân là cho bản thân sự đủ đầy 6 nhu cầu: nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu thể hiện bản thân và nhu cầu cho đi.
 
+ Năng lượng hóa yêu thương
Là 1 trạng thái mong muốn kết nối, gắn bó, sở hữu của nội tâm đối với chủ thể được yêu thương.
 
+ Vật chất hóa yêu thương
Là tôn trọng, chia sẻ, liêm chính, bao dung.
 

NHÂN HIỆU

Nhân hiệu của một người được hiểu đơn giản là hình ảnh của người đó chứa đựng trong tâm trí người khác, được quyết định bởi cảm nhận, cảm xúc của những người trực tiếp hoặc gián tiếp tương tác.
Người có nhân hiệu là người lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí bản thân, của gia đình, của tổ chức, của xã hội. Hình ảnh tâm trí đó giúp bản thân họ dễ dàng mượn sức mối quan hệ xã hội để đạt được mục đích mong muốn.
 

NHÂN MẠCH

Nhận dạng: Nhân mạch là người có vai trò trọng điểm trong mối quan hệ của họ; là người sở hữu mạng lưới mối quan hệ xã hội uy tín, chất lượng; là người tiếng nói có trọng lượng.
 
Đối đãi: Biết trước biết sau, quảng bá hình ảnh của nhân mạch, kết nối mối quan hệ xã hội cho nhân mạch.
 
Thu hút: Thói quen kết nối con người và cho người khác mượn sức mối quan hệ xã hội của mình. Mong muốn của bản thân phù hợp với mong muốn của họ thì thu hút họ.
 

NHÂN QUẢ

Nhân quả là một trong 6 quy luật vật lý âm dương.
 
Hiểu một cách đơn giản theo nguyên lý hoạt động của tiềm thức, sự huân tập của nghe thấy nói biết của hằng hà sa số đời thông qua lớp tánh lớp tình của con người đã chứa đựng trong tàng thức các hạt mầm về thức duyên quả đại diện cho đó là nhân quả của con người.
 

NHÂN TÀI

Nhận dạng: Là người gánh vác khía cạnh nào đó trong cuộc sống của chúng ta.
 
Đối đãi: Bồi dưỡng Trí tuệ – Tâm thái – Phẩm chất – Nhân cách – Năng lực – Thể chất – Vật chất, giúp họ hiện thực hoá Ước mơ.
 
Thu hút: Ước mơ rõ ràng và đủ lớn (Ước mơ cho bản thân, gia đình, tổ chức, xã hội). Trở thành con người mà tận cùng sự trưởng thành của con người (hướng đến 7 sự giàu toàn diện).
 
– Trở thành:
+ Khái niệm nguồn và HQC cần nắm: Quy luật Cộng sinh
+ Nhận thức nội tâm: Có cống hiến gánh vác mới trưởng thành
+ Bồi dưỡng: Tâm thái, Phẩm chất
 

NHẬN THỨC NỘI TÂM

+ Thông tin hóa: Sự biết – Sự hiểu – Sự tin về một đối tượng (sự vật,  sự việc, hoàn cảnh, con người) 
 
+ Năng lượng hóa: Ý nghe, Ý thấy, Ý nói, Ý biết chân thật hoặc Ý nghe, Ý thấy, Ý nói, Ý biết dính bởi lớp tánh lớp tình con người theo một chiều hướng nào đó
 
+ Vật chất hóa: Những biểu hiện qua suy nghĩ và hành động
 

NIỀM TIN

Niềm tin là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực hoặc chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến. 
 
Người có niềm tin tích cực là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến.
 
Người có niềm tin tiêu cực là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến.
 
Người mang lại niềm tin tích cực cho người khác là người giúp người khác nhận ra họ đã sở hữu đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến.
 
Khi giao tiếp, cho người ta cảm giác họ làm được, bằng 2 cách:

+ Phi vật chất: Làm rõ hình ảnh tâm trí của họ, điều họ hướng đến (là gì, cần làm gì… ví dụ hôn nhân hạnh phúc).

+ Vật chất: cầm/ sờ nắm/ đong đếm/ mô tả chi tiết/ nhìn hình ảnh tương tự (nhà cửa, đất đai, …).

NỘI TÂM

Nội tâm là toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của con người.
– Theo hệ quy chiếu Cấu trúc con người, nội tâm bao gồm: 
Sự chân thật nơi chính mình, 16 Tánh người, Tình (Cảm xúc).
 
– Theo hệ quy chiếu Công thức cội nguồn cuộc sống, nội tâm bao gồm:
Nghe – thấy – nói – biết, Hình ảnh tâm trí, Niềm tin, Suy nghĩ, Tính cách.
 
– Theo hệ quy chiếu Tam giác hiện thực, nội tâm là:
Tập hợp cái Biết Tin Hiểu về con người, thế giới và vũ trụ.
 
Nội tâm đóng vai trò nền tảng trong cuộc sống của con người.
 
+ Thông tin hóa: Nội tâm: là toàn bộ thuộc tính phi vật chất bên trong của một người.
+ Năng lượng hóa: Điện từ âm dương + Điện từ quang
 
+ Vật chất hóa:  Sự chân thật – 16 tánh – 84.000 bong bóng ảo giác.
 

PHẨM CHẤT

Phẩm chất là tính chất bên trong nội tâm của một con người. 
 
Phẩm chất ưu tú là tập hợp các tính chất bên trong nội tâm của một người mà khi có chúng giúp con người đạt đến trạng thái đủ đầy về đời sống vật chất và tinh thần. 
 
Người giàu phẩm chất hay còn gọi là người có phẩm chất ưu tú là người đạt trạng thái đủ đầy 5 yếu tố nhân, lễ, nghĩa, trí, tín trên cả bốn động lực sinh tồn là bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội.
 

PHÒ SUY

Phò suy được hiểu đơn giản là giúp đỡ, hỗ trợ người yếu thế hơn mình ở 1 khía cạnh nào đó (về nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ hay tài chính). Trợ tối đa cho người yếu hơn để họ mạnh lên.
 
Nếu cứ liên tục phò suy sẽ tản mát năng lượng của bản thân. Ngược lại, người đang yếu thế là người đang có phước báu rất kém, nếu cứ cho họ thêm là đang tận thu phước báu của họ, lúc đó họ sẽ càng suy hơn. 
 
Hãy hiểu trên khía cạnh của năng lượng, khi thấy ai mong muốn/ cần giúp đỡ, hãy giúp đỡ họ và thuận duyên nhờ họ giúp đỡ cống hiến gánh vác hoặc hướng dẫn họ giúp đỡ người khác.
 
Người phò suy không phải chỉ là những vấn đề hành vi mà là vấn đề nội tâm của chính người đó. Đằng sau sự phò suy là sự ngạo mạn nội tâm (Sâu thẳm hơn nữa người ngạo mạn nội tâm là họ không tin người). Ngạo mạn nội tâm là tự làm mất phước báu của chính mình. Đặc biệt là phụ nữ.
 

PHÒ THỊNH

Phò thịnh được hiểu đơn giản là trợ duyên, cống hiến gánh vác cho người mạnh hơn mình ở một khía cạnh nào đó (về nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ, tài chính). Người phò thịnh chỉ quan tâm đến người mạnh, người giàu hơn mình để mượn sức giúp mình lớn mạnh lên.
 
Cân bằng giữa phò thịnh và phò suy để giúp con người chuyển hóa, bảo vệ và tích tạo thêm nhiều phước báu trong cuộc sống.
 
Cân bằng giữa phò thịnh và phò suy để giúp con người chuyển hóa, bảo vệ và tích tạo thêm nhiều phước báu trong cuộc sống.
 

PHƯỚC ĐỨC

Phước đức hay còn gọi là khối điện từ dương, chứa trong vỏ bọc tánh người, được tích tạo khi giúp người khác vui vẻ (thoả mãn tham và tưởng về tài, về sắc, về danh, về thực, về thuỳ).
Khi khối phước đức được khởi tạo đời sống con người sẽ gặp nhiều điều như ý.
 

QUẢNG BÁ

+ Thông tin hóa
Quảng bá là nhắc đi nhắc lại việc gì mà người khác làm cho mình, sự vật sự việc mang lại lợi ích cho mình với thái độ trân trọng và biết ơn.
 
(Vẽ và nhắc đi nhắc lại bức tranh lợi ích với nguồn năng lượng trân trọng biết ơn)
 
+ Năng lượng hóa
Thực hành toàn diện 7 bố thí (đặc biệt là Tâm Thí) 
 
+ Vật chất hóa
Chuyển giao hình ảnh tâm trí
 

QUẢ NHƯ Ý

+ Thông tin hóa: Kết quả/Thành tựu thỏa mãn mong muốn (tham tưởng).
 
+ Năng lượng hóa: Hình ảnh tâm trí rõ ràng về điều mong muốn, chuyển dịch thành niềm tin tuyệt đối.
 
+ Vật chất hóa: Nghề ước mơ, Cuộc sống ước mơ, Cảnh giới cuộc sống
 

QUAN NIỆM CHUẨN

Quan niệm là cách con người nghĩ về sự vật, sự việc.
Quan niệm chuẩn là cách nghĩ về sự vật, sự việc phù hợp với môi trường và thuận theo chiều phát triển của môi trường một người đang sinh hoạt.
 

QUÝ NHÂN

Nhận dạng: Quý nhân là người giúp chúng ta một khía cạnh hay một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Có: 
Đại quý nhân (giúp mọi phương diện trong cuộc sống)
Trung quý nhân (giúp một phần lớn trong cuộc sống) 
Tiểu Quý nhân (giúp một phần nhỏ trong cuộc sống).
 
Đối đãi: Tri ân – Trọng ân – Báo ân
(Đối đãi tốt nhất với Quý Nhân là giúp họ hoàn thành ước nguyện cuộc đời).
 
Thu hút: trưởng thành hơn người.
 

SĨ THÂN

Sĩ thân là gán ghép chức vụ, địa vị, danh phận, hay một cái gì đó vào mình và mình nhầm tưởng mình là người đó và hằng sống với nó.
 

SỞ HỮU BẢN THÂN

+ Thông tin: có quyền và có năng lực chủ động chi phối đối với chính mình và cuộc sống của mình.
 
+ Năng lượng: chủ động về tham, tưởng của mình đối với bản thân mình và cuộc sống của mình và chịu trách nhiệm về tham, tưởng đó.
 
+ Vật chất: Có quyền và có trách nhiệm:
Thấu hiểu bản thân và cội nguồn cuộc sống của bản thân.
Định đoạt số phận bản thân về mặt pháp lý và thực tế.
Chủ động chọn lựa cách đối đãi với bản thân và chọn lựa cách bản thân đối đãi với thế giới và chịu trách nhiệm với chọn lựa đó.
Khai thác bản thân và hưởng lợi từ chính bản thân.
 

SỨC KHỎE

Theo tổ chức y tế thế giới – WHO: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần, xã hội (chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật).
 
Sức khỏe đóng vai trò trụ cột trong cuộc sống của con người.
 
1. Sức khỏe Thể chất: 
 
Là chất lượng thân thể con người, sức khỏe thể chất bao gồm: 
+ Thể hình: Hình thái cơ thể (các chỉ số cơ thể và tỉ lệ giữa chúng), cấu trúc cơ thể (tế bào – tứ đại, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể).
+ Khả năng chức năng (Năng lực vận động): Tố chất vận động và tố chất thể lực (sức mạnh, sức bền, dẻo dai, thăng bằng, tốc độ).
+ Khả năng thích ứng (Sức đề kháng): là năng lực thích ứng với môi trường, sức đề kháng.
 
2. Sức khỏe Tinh thần
+ Giàu trí tuệ (Nhận thức nội tâm luôn đứng trên vấn nạn phát sinh)
+ Giàu tâm thái (An vui, Bao dung, Trân trọng biết ơn)
+ Giàu năng lực (Quan niệm, Quan hệ xã hội, Chuyên môn)
 
3. Sức khỏe Xã hội 
Là sự kết nối hòa hợp với cả 4 động lực sinh tồn (bản thân, gia đình, tổ chức, xã hội)
Người có sức khỏe xã hội là người  Giàu tâm thái (An vui, Bao dung, Trân trọng biết ơn), giàu Phẩm chất (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín), Giàu Nhân cách (vui vẻ, niềm tin, hy vọng, trí tuệ, trân trọng biết ơn, yêu thương, bao dung, khiêm tốn, chân thật), giàu năng lực (Quan niệm, Quan hệ xã hội, Chuyên môn).
 
Các mức độ kết nối mối quan hệ xã hội: 
Quen biết (Biết một thông tin)
Quen thuộc (Biết nhiều thông tin)
Quý mến (Cảm giác vui vẻ)
Tin tưởng (cảm giác an toàn)
Thân thiết (tin tưởng toàn diện) – Giữ mãi sự thân thiết (đồng hành cùng mục tiêu)
 
Các mối quan hệ xã hội đóng vai trò trụ cột trong cuộc sống của con người.
 

TÀI CHÍNH

Thông tin hoá: Là vật ngang giá chung đại diện cho giá trị lao động, sức lao động, trí tuệ lao động và thời gian lao động.
Năng lượng hoá: Tần số rung động năng lượng tương đồng
Vật chất hoá: Tiền và tài sản
 

TAM ĐẠI PHÁP BẢO

Quảng bá
Phối hợp
Dẫn dắt

TÂM THÁI

Tâm thái là trạng thái cảm xúc của nội tâm.
 

TÁNH KHÔNG

Khi con người đón nhận thông điệp bằng sự chân thật nơi chính mình, không dính mắc vào lớp tánh, lớp tình của con người, khi đó sẽ khởi tạo trạng thái tánh không nội tâm và đạt được trạng thái an vui thanh tịnh.
 

THÀNH CÔNG

Thành công là đạt những gì chúng ta mong muốn. 
 
Người thành công là người mà người khác thích ở gần.
 
Một con người đạt được thành công phải đạt cảnh giới thứ 4 của cuộc sống: Sự nghiệp + Trưởng thành = Thành công.
 

THẦN TÀI

Thu hút thần tài: Trân trọng biết ơn sự hiện diện của con người.
 
Trở thành thần tài:
– Khái niệm nguồn và HQC cần nắm: Phước Đức (Phước Báu)
– Nguồn Năng lượng: Luôn tin tưởng Bản thân mang lại điều tốt đẹp, thuận lợi, hanh thông.
– Bồi dưỡng Tâm thái: Trân trọng Biết ơn – Bao dung – An vui.
 

THẦY (CÔ)

Nhận dạng Thầy (Cô):
+ Là người sản xuất tốt, kinh doanh giỏi và giáo dục xuất sắc trong một hay nhiều lĩnh vực nào đó.
+ Là người nói được, làm được và dạy được.
+ Là người mà khi người khác tiếp xúc thì họ nghe – tin – làm theo và lan tỏa.
 
Đối đãi: Kính trọng, nghe – tin – làm theo và lan toả.
 
Thu hút: Cầu thị và khiêm tốn
 

THIỆN TRI THỨC

Nhận dạng: Mong muốn mang tri thức cho con người, không mong cầu sự báo đáp. Khai mở trí tuệ, giúp con người giác ngộ và dẫn đến triệt ngộ. 
Có:
Thiện tri thức nhân sinh quan.
Thiện tri thức thế giới quan.
Thiện tri thức vũ trụ quan.
 
Đối đãi: Tiếp nối sứ mệnh.
 
Thu hút: Mong muốn giác ngộ, mong muốn triệt ngộ về nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan mới gặp được thiện tri thức
 

THỜI GIAN

Thời gian về bản chất chính là sự thay đổi tần số rung động để trải nghiệm các vị trí khác nhau trong không gian.
Thời gian không cố định, nó lệ thuộc vào sự lựa chọn thay đổi rung động của người quan sát.
Ý thức ở chiều không gian với rung động cao có cảm giác thời gian nhanh hơn ý thức ở chiều không gian có rung động thấp.
Thời gian ở chiều không gian với rung động cao có tốc độ chậm hơn thời gian ở chiều không gian có rung động thấp
 

THÔNG TIN TRONG CON NGƯỜI

Thông tin trong con người chúng ta là những gì chúng ta biết, những gì chúng ta tin, những gì chúng ta hiểu.
Những gì chúng ta biết, những gì chúng ta tin, những gì chúng ta hiểu là đại diện cho thông tin trong con người chúng ta.
Những gì chúng ta biết, những gì chúng ta tin, những gì chúng ta hiểu hay nói cách khác là khái niệm nguồn trong con người chúng ta, đại diện cho thông tin trong con người chúng ta, đại diện cho hiện thực cuộc sống của chúng ta.
 

THỤ ĐẮC

Thụ đắc là một khái niệm nguồn trong phương pháp giáo dục nhận và chuyển hiện thực.
Là khái niệm chỉ về người học có ham muốn tột cùng để trở thành hay nhận một hiện thực nào đó với trạng thái nội tâm Nghe – Ghi chép mà không suy nghĩ, Nghe – Nói mà không suy nghĩ, Thấy – Làm mà không suy nghĩ (với các môn thực hành) lời của người thầy chuyển hiện thực.
 

TÍN

Tín hiểu một cách đơn giản là giữ lời và đúng giờ, liên quan đến tánh người là tánh thực. 
 
+ Người tín với bản thân là người luôn giữ lời cam kết, giữ lời hứa và luôn đúng giờ với bản thân. 
 
+ Người tín với gia đình là người giữ lời cam kết, giữ lời hứa và luôn đúng giờ với các thành viên trong gia đình. 
 
+ Người tín với tổ chức là người giữ lời cam kết, giữ lời hứa và luôn đúng giờ với con người trong tổ chức. 
 
+ Người tín với xã hội là người giữ lời cam kết, giữ lời hứa và luôn đúng giờ với con người trong xã hội. 
 
Trọng điểm của Tín là Giữ hình ảnh tâm trí
 

TỔNG NGHIỆP

Tổng nghiệp là tổng những suy nghĩ và hành động ở hằng hà sa số đời của con người. Có tổng nghiệp thức, tổng nghiệp duyên và tổng nghiệp quả.
+ Tổng nghiệp thức là tổng những hiểu biết ở hằng hà sa số đời của con người.
+ Tổng nghiệp duyên là tổng tất cả các mối nhân duyên với con người ở hằng hà sa số đời.
+ Tổng nghiệp quả là tổng tất cả kết quả cuộc sống ở hằng hà sa số đời của con người.
 

TÔN TRỌNG BẢN THÂN

+ Thông tin: Tôn Trọng bản thân là trạng thái nhận thức ở hành vi ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của một người nhằm hướng đến tạo cảm xúc tích cực cho đối tượng cần giao tiếp là bản thân trong quá trình tương tác với chính mình. 
 
+ Năng lượng: Tôn trọng bản thân là tâm niệm bản thân là quan trọng nhất khi giao tiếp với bản thân, an vui khi ở bên cạnh bản thân. 
 
+ Vật chất: quan tâm chấp nhận và thấu hiểu Tham Tưởng về Tài, về Sắc, về Danh, về Thực, về Thuỳ của bản thân. 
 

TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN

Trân trọng – biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc hay con người. Là trạng thái mà khi đó sự hiển nhiên không tồn tại. Là trạng thái khi chúng ta ghi nhận được lý do hiện diện, tầm quan trọng của con người và tính hữu dụng của vạn vật.
 

TRÍ

Trí hiểu một cách đơn giản là lắng nghe, liên quan tới tánh người là tánh Sắc.
 
+ Người lắng nghe bản thân là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng bản thân cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng bản thân cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.
 
+ Người lắng nghe gia đình là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng gia đình cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng gia đình cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.
 
+ Người lắng nghe tổ chức là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng con người trong tổ chức cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng tổ chức cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.
 
+ Người lắng nghe xã hội là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng con người trong xã hội cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng xã hội cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.
 
Trọng điểm của Trí là cần: 
Lắng nghe để có kiến thức: hữu sư trí
Lắng nghe để thông thái: nâng nhận thức lên tầng bậc 3, tự nhiên biết nên nói điều gì phù hợp (thông qua nói chuyện với con người mở được vô sư trí)
 

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TẬN GỐC

Triết lý giáo dục tận gốc nhằm nâng tầm nhận thức nội tâm, nâng tầng bậc trí tuệ. Định hướng con người trưởng thành tận cùng đến sự trưởng thành của con người là 7 sự giàu toàn diện: Giàu Trí tuệ, giàu Tâm thái, giàu Nhân cách, giàu Phẩm chất, giàu Năng lực, giàu Thể chất, giàu Vật chất.
 
Mang đến cho con người nguồn năng lượng của sự An vui, Bao dung, Trân trọng biết ơn.
 
Giúp cho con người có cuộc sống trở nên đơn giản, vui vẻ, tin tưởng, nhẹ nhàng hơn.
 
* Chân dung của triết lý giáo dục tận gốc:
Trí Tuệ Học Giả
Tâm Thái An Vui
Nhân Cách Kiện Toàn
Phẩm Chất Ưu Tú
Năng Lực Xuất Chúng
Thân Hình Người Mẫu
Sức Khỏe Người Sắt
Quảng Bá Siêu Phàm
Giao Tiếp Thông Thái
Luật Sắt Bản Thân
Tầm Nhìn Thấu Suốt
Thấu Hiểu Nhân Sinh
Bác Ái Lĩnh Chúng
Đức Hành Thiên Hạ
Lục Lộc Đại Thuận 
Làm Người Thành Công
 
* 9 dạng người cần nhận dạng, thu hút, đối đãi, trở thành trong triết lý giáo dục tận gốc: Cao nhân – Quý Nhân – Nhân Mạch – Nhân Tài – Thần Tài – Minh Sư – Thầy (Cô) – Chuyên Gia – Thiện Tri Thức
 
* Thấm nhuần triết lý giáo dục tận gốc giúp cho con người trở nên:
Trí tuệ hơn, thông thái hơn, khôn ngoan hơn, uyên bác hơn.
 
* 4 lĩnh vực cần làm chủ trong triết lý giáo dục tận gốc: 
Nội tâm – Sức khỏe – Mối quan hệ – Tài chính
 
* Những điều cần thấu suốt trong triết lý giáo dục tận gốc:
Thấu suốt Nhân – Duyên – Quả, thấu suốt nhân sinh, thấu suốt 15 khái niệm nguồn của mọi khía cạnh cuộc sống ( Quy luật, nguyên lý, chìa khóa, công thức, phương pháp, nguyên tắc, công cụ phương tiện, môi trường, quan niệm, tâm thái, năng lực, nghi thức – nghi lễ, hệ quy chiếu, khái niệm nguồn, mật mã).
 

TRÍ TUỆ – CÁC TẦNG BẬC TRÍ TUỆ

Theo hệ quy chiếu Cấu Trúc Con Người, 
Trí tuệ đơn giản được hiểu là một khái niệm chỉ về trạng thái nhận thức nội tâm.
 
+ Có 5 tầng bậc nhận thức nội tâm tương ứng với 5 tầng bậc trí tuệ:
 
– Tầng bậc 1 là trạng thái nhận thức nội tâm về con người sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh đúng hay sai, tốt hay xấu, thật hay giả, nên hay không nên.
– Tầng bậc 2 là trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống xuất phát từ bản thân.
– Tầng bậc 3 là trạng thái tánh không của nội tâm.
– Tầng bậc 4 là trạng thái tự nhiên biết của nội tâm.
– Tầng bậc 5 là trạng thái trùm khắp của nội tâm.
 
Người mang lại trí tuệ cho người khác là người giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm, nâng tầng bậc trí tuệ thông qua quan niệm, câu chuyện, bài học v.v… để họ có thể đứng trên vấn nạn phát sinh.
 

TRƯỞNG THÀNH

Trưởng thành là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt hơn so với trước đây.
 
Người trưởng thành là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa so với độ tuổi của họ.
 

TƯ DUY

Theo hệ quy chiếu WiT, tư duy là quá trình huân tập Nghe – Thấy – Nói – Biết thông qua lớp tánh, lớp tình của con người được lưu giữ bằng những hình ảnh tâm trí, những khái niệm nguồn chứa trong tàng thức, chịu tác động bởi Tổng nghiệp và Công đức – Phước đức.
 
5 Quan niệm chuẩn về tư duy:
– Cội nguồn của tư duy bắt nguồn từ tổng nghiệp.
– Tư duy là yếu tố bên trong con người nên chỉ cần biết kích hoạt.
– Dùng tư duy để định hướng nội tâm, sức khoẻ, mối quan hệ, tài chính.
– Tư duy là chìa khoá của năng lực.
– Huân tập Nghe – thấy – nói – biết và xác định hình ảnh tâm trí theo chiều mong muốn, tích tạo công đức – phước đức để kiến tạo tư duy phù hợp.
 

ƯỚC MƠ

Ước mơ là đại diện cho những gì con người mong muốn nhưng chưa rõ ràng và không hạn định
 

ƯỚC MUỐN

Ước muốn đại diện cho những gì con người mong mong muốn, đã rõ ràng mong muốn nhưng chưa rõ hạn định.
 

ƯỚC NGHIỆM

Ước nghiệm đại diện cho những điều con người mong muốn, đã rõ ràng và có hạn định.
 

VẬT CHẤT

Khi tần số rung động năng lượng của vật quan sát tương đồng với tần số rung động năng lượng của người quan sát thì khi đó vật quan sát trở thành vật chất đối với người quan sát.
 

XỨNG ĐÁNG

Xứng đáng là một trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân mình có năng lực để sở hữu một điều gì đó.
 

YÊU THƯƠNG

Yêu thương vừa là trạng thái cảm xúc, vừa là trạng thái nhận thức.
 
– Thông tin hóa yêu thương: Yêu thương bản thân là cho bản thân sự đủ đầy 6 nhu cầu: nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu thể hiện và nhu cầu cho đi.
 
– Năng lượng hóa yêu thương: Là 1 trạng thái mong muốn kết nối, gắn bó, sở hữu của nội tâm đối với chủ thể được yêu thương.
 
– Vật chất hóa yêu thương: Là tôn trọng, chia sẻ, liêm chính, bao dung.
 
+ Tôn Trọng: là trạng thái nhận thức nội tâm ở lớp tình dẫn đến hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ của một người nhằm hướng đến tạo cảm xúc tích cực cho đối tượng giao tiếp trong quá trình tương tác xã hội.
 
+ Chia Sẻ là một trạng thái nhận thức nội tâm ở lớp tình dẫn đến hành vi, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ của một người nhằm hướng đến việc cùng hưởng lợi ích hoặc cùng chịu tổn thất cả về mặt vật chất lẫn tinh thần với đối tượng được yêu thương.
 
+ Liêm Chính là sự trong sạch, ngay thẳng, thành thật biểu hiện trong hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong giao tiếp và tương tác xã hội.
 
+ Bao dung là tôn trọng thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động. Chấp thuận cho người khác làm những việc mà bản thân không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.