Trong cuộc đời này, nếu người nào biết, hiểu và làm thuận theo nguyên lý, quy luật thì dần dần cũng sẽ đạt được kết quả mong muốn. Và quy tắc đó gọi là nguyên lý hỏi nghi ngộ chuyển hóa. Vậy nguyên lý hỏi nghi ngộ chuyển hóa áp dụng là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Con người chuyển hóa khi nào?
Con người chuyển hóa khi họ thay đổi hành động khác đi. Thông thường mình mong muốn người khác hành động để chuyển hóa, tuy nhiên rất khó can thiệp vào sự chuyển hóa của người khác. Nhưng nếu mình giúp cho họ hiểu tại sao họ cần hành động thì người ta sẽ hành động, giúp họ hiểu tại sao cần chuyển hóa thì người ta sẽ tự ý thức mà chuyển hóa
Ví dụ: Thay vì cha mẹ nói “học đi con” thì hãy giúp con hiểu tầm quan trọng của việc học tốt, từ đó con sẽ nâng cao ý thức học tập.
Nghĩa là khi con người hiểu thì họ sẽ thay đổi hành động và chuyển hóa.
Mong muốn con mình thay đổi, người thân mình thay đổi, nhân viên mình thay đổi, những người xung quanh thay đổi thì sẽ rất áp lực đối với chúng ta. Hãy chuyển đổi thành việc giúp họ hiểu tại sao cần phải thay đổi, hiểu tại sao cần phải hành động, hiểu tại sao cần phải chuyển hóa.
Nhưng khi nào con người sẽ hiểu điều gì đó ? Là khi họ ngộ ra, họ phát hiện ra cái mà lâu nay họ băn khoăn và giờ có lời giải đáp
Trong một lĩnh vực hay một nghề nào đó, ai ngộ ra được nhiều thì người đó trưởng thành hơn. Có những người 60, 70, 80 tuổi nhưng vẫn sống trong đau khổ, vậy thì tuổi tác không đại diện cho cuộc sống hạnh phúc, thành công hay an vui mà cái ngộ con người chúng ta nó mới quyết định. Vì thế, cuộc đời ngắn dài không quan trọng, quan trọng khi nào mình ngộ ra.
Làm thế nào để chúng ta ngộ?
Con người chúng ta có 3 con đường để ngộ.
1.Tự ngẫm mà ngộ.
Cái ngộ này rất là thanh cao. Tự ngẫm mà ngộ là cách đỡ mất nguồn lực nhất.
2. Trải nghiệm mà ngộ.
Con đường này rất gian truân
3. Học hỏi mà ngộ
Con đường này rất khôn ngoan. Hiện nay người ta bỏ tiền ra đi khắp nơi để học tập, để tìm kiếm tri thức. Họ hiểu lầm là họ đi tìm kiếm tri thức nhưng bản chất là học để chúng ta ngộ mới đúng. Vì vậy khi học tập mà các anh chị không thay đổi thì gọi là chi phí. Nếu học tập mà có sự thay đổi chuyển hóa thì nó gọi là đầu tư. Một người nào đó học tập mà không có sự chuyển hóa, không có sự thay đổi thì học tập trở thành chi phí, càng học càng nghèo còn học tập mà thay đổi chuyển hoá thì trở thành đầu tư, càng học càng giàu
Vậy khi nào con người chúng ta sẽ ngộ ra? Ai có nghi vấn thì sẽ ngộ nên có một số người đi học suốt mà họ không ngộ ra được vì họ thiếu nghi vấn
Có câu nói của cao nhân, đó là “Tiểu nghi thì tiểu ngộ, đại nghi thì đại ngộ”
Nghi vấn là gì?
Là những điều mà chúng ta suy nghĩ, trăn trở, lặp đi lặp lại trong tâm trí và có xu hướng tìm lời giải đáp.
Nghi vấn chia ra làm 2 loại: Nghi vấn tích cực và nghi vấn tiêu cực.
Một người nếu mà có nghi vấn tiêu cực thì cái ngộ của họ chỉ theo chiều hướng tiêu cực nên có chuyển hóa cái gì thì cũng chuyển hóa theo chiều hướng không tốt đẹp. Vì vậy nếu chúng ta hiểu được nguyên lý này, chúng ta định hướng mọi nghi vấn theo chiều hướng tích cực thì cái ngộ của con người sẽ theo chiều hướng tích cực, cái hiểu sẽ theo chiều hướng tích cực và chuyển hóa theo chiều hướng tích cực.
Thế nào là tích cực và thế nào là tiêu cực?
Có nhiều góc nhìn nhưng cái định được tiêu cực và tích cực chuẩn nhất là dựa vào mong muốn bản thân. Cái gì thuận theo mong muốn là tích cực, còn cái gì ngược với chiều mong muốn là tiêu cực
Ứng dụng vào cuộc sống
Vậy nhiệm vụ của mỗi chúng ta là gì? Rất đơn giản! Hàng ngày hãy nghi vấn thuận chiều mong muốn thì cho ta có cái ngộ thuận chiều mong muốn, cho ta cái hiểu cũng thuận chiều và chuyển hóa cũng thuận chiều. Nếu tâm trí của một người mà có nghi vấn thuận hết theo chiều họ mong muốn thì tự khắc có sự chuyển hóa theo chiều hướng đó, họ đơn giản chạm tới những gì họ mong muốn.
Còn nếu chúng ta nghi vấn ngược chiều mong muốn thì kết quả cũng ngược chiều mong muốn. Cho nên con người xuất phát điểm như nhau nhưng mà người nghi vấn thuận chiều thì họ càng ngày đi càng tới gần đích. Còn một người nghi vấn ngược chiều thì càng đi càng xa đích.
Chúng ta tưởng tượng có 2 người đi trên một con đường, một người đi về hướng đích còn một người đi ngược hướng đích thì kết quả sao ạ? Nguyên lý này dạy cho chúng ta một điều rằng tôi không quan trọng bạn là ai, bạn tài năng cỡ nào trong cuộc đời này hay tôi không quan trọng bạn có nguồn lực như thế nào nhưng mà bạn chỉ cần đi thẳng về đích.
Cho dù bạn không sở hữu một phương tiện tối tân nhưng luôn nhắm tới đích thì có ngày bạn cũng tới. Còn bạn có đi phương tiện tối tân như thế nào mà bạn đi ngược đích thì bạn càng đi thì càng xa đích.
Cuộc sống của con người cũng tương tự như vậy, nghi vấn của họ thuận hay nghịch sẽ quyết định họ là ai trong tương lai.
Tổng kết
Như vậy thì chúng ta đã thắp lên được ngọn đèn giàu Tâm thái, người giàu Tâm thái là người có được sự trân trọng biết ơn ở Tình, bao dung ở Tánh và an vui ở Tâm.
Người giàu Tâm thái thì sẽ giữ trạng thái rung động điện từ nội tâm ở cân bằng và hướng dương, kích hoạt được những hạt giống tổng nghiệp trong tiềm thức theo chiều hướng tốt đẹp.
An vui thì sẽ kích hoạt nghiệp Thức, Bao dung kích sẽ hoạt nghiệp Duyên, Trân trọng biết ơn sẽ kích hoạt nghiệp Quả.
Từ đó, con người rất đơn giản để có cuộc sống tốt đẹp.
Trân trọng biết ơn các anh chị đã đón nhận tri thức này. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!