Shopping cart

Giàu Tâm Thái

Sau ngọn đèn Giàu Trí Tuệ, thì Giàu Tâm Thái là ngọn đèn thứ 2 cần được thắp lên trong 7 sự giàu toàn diện. Vậy giàu tâm thái là gì?

Để làm rõ biết – tin – hiểu của giàu tâm thái, trước hết chúng ta cần phải nắm được định nghĩa của tâm thái, người làm chủ tâm thái và người giàu tâm thái.

Tâm thái: được hiểu là trạng thái cảm xúc của nội tâm.

Người làm chủ tâm thái: là người chủ động chọn lựa và chịu trách nhiệm với chọn lựa bên trong nội tâm để làm chủ hoàn cảnh bên ngoài.

Người giàu tâm thái là người luôn giữ được xuyên suốt cảm xúc trân trọng  biết ơn ở tình, bao dung ở tánh và an vui ở tâm.

An vui

Người đạt trạng thái an vui – bao dung – trân trọng biết ơn
Người đạt trạng thái an vui – bao dung – trân trọng biết ơn

Để hiểu được khái niệm an vui, trước hết chúng ta phân biệt rõ các nguyên do tạo nên sự vui vẻ. Con người khi vui vẻ thì đến từ 2 nguyên do: Khoái lạc hoặc an vui

Khoái lạc: Là trạng thái cảm xúc nội tâm khi thỏa mãn nhất thời tham và tưởng về tài, sắc, danh, thực, thùy.

Ví dụ, ăn một con gà, mua một chiếc xe, những điều này đều có thể mang lại sự vui vẻ.

Nhưng sự vui vẻ này có thể kéo dài trong bao lâu? Một tuần, một tháng, nửa năm hay một năm?

Dù là đáp án nào, cuối cùng thì sự vui vẻ do khoái lạc cũng không tồn tại mãi được, và khi người ta mất đi sự vui vẻ do khoái lạc, thì con người lại tiếp tục và tiếp tục tìm kiếm sự thỏa mãn tham tưởng khác.

Con người ta cứ thường cứ sẽ đuổi theo sự vui vẻ do khoái lạc như vậy đến hết cả cuộc đời, khi nào thỏa mãn được tham tưởng thì người ta sẽ vui vẻ, khi không thỏa mãn được tham tưởng thì người ta sẽ mất đi sự vui vẻ đó.

Do đó, con người mới cần phải biết thêm về sự vui vẻ đến từ an vui

An vui

  • Là trạng thái nhận thức nội tâm mà khi đó tham và tưởng về tài, sắc, danh, thực, thùy được buông, được dừng, được thôi, được dứt.
  • Là trạng thái nhận thức nội tâm xuất phát từ sự chân thật nơi chính mình. Xuất phát từ nghe, thấy, nói, biết mà không dính mắc vào lớp tánh và lớp tình của con người.
  • Là trạng thái nhận thức nội tâm biết mình đang nghe, biết mình đang thấy, biết mình đang nói, biết mình đang biết.

Người đạt tâm thái an vui

  • Là người mà việc sở hữu đầy đủ hay không đầy đủ vật chất thỏa mãn Tham và Tưởng cũng không còn là yếu tố quyết định sự vui vẻ.
  • Là người khi nghe và thấy vấn nạn của đối phương là chỉ biết mình đang nghe và chỉ biết mình đang thấy

Như vậy, khi mà một con người có thể làm chủ được tâm thái ai vui rồi, thì nếu họ đạt được tham tưởng về tài sắc danh thực thùy, họ có thể có được sự vui vẻ đến từ khoái lạc, còn khi không đạt được, thì họ cũng vẫn có thể có được sự vui vẻ do an vui

Và để con người nhận được tâm thái an vui, thì cách đơn giản nhất đó là thấu suốt về tri thức Cấu Trúc Con Người, nhận được sự chân thật nơi chính mình, từ đó khởi tạo được tánh không thì sự an vui sẽ hiển lộ từ đó.

Bao dung 

Năng lượng của người trân trọng biết ơn – bao dung
Năng lượng của người trân trọng biết ơn – bao dung

Để làm rõ khái niệm về bao dung, thì chúng ta cần nắm các khái niệm sau đây:

  • Người có đức tính tha thứ: lỗi người 10 phần lỗi người nhập vào mình cả 10 phần, qua thời gian còn lại 6-7 phần, nếu lỗi còn lặp lại thì sân si lại bùng lên.
  • Người có đức tính vị tha: lỗi người 10 phần nhập vào người 6-7 phần, qua thời gian còn lại 4-5 phần, nếu lỗi người cứ tiếp tục tái diễn thì thay đổi trạng thái làm cho người sân si lên.
  • Người có đức tính khoan dung: lỗi người 10 phần nhập vào người 4-5 phần, qua thời gian còn lại 1-2 phần, và có những lỗi không còn luôn.
  • Người có đức tính bao dung: Lỗi người 10 phần, không nhập lỗi người vào mình.

Như vậy thì chúng ta đã hình dung được một phần về sự bao dung, tiếp theo, hãy đến với định nghĩa của bao dung theo hệ quy chiếu của Unesco:

Bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.

Và theo hệ quy chiếu của WiT:

Thông tin hóa

Bao dung là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.

Năng lượng hóa

Bao dung là trạng thái mà khi đó tánh tham và tánh tưởng dừng lại.

Vật chất hóa

Tôn trọng, thấu hiểu và chấp nhận trong một giới hạn nhất định.

Một con người có được sự bao dung cho con người, không dính mắc vào lỗi lầm của người khác, thì chính bản thân người đó sẽ tự giác hướng đến sự tốt đẹp.

Nếu chúng ta bao dung được cho lỗi lầm của trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ tự giác hướng đến sự tốt đẹp.

Nếu chúng ta bao dung được cho lỗi lầm của vợ/chồng thì vợ hoặc chồng mình sẽ tự giác hướng đến sự tốt đẹp.

Nếu chúng ta bao dung được cho nhân viên hoặc sếp của mình, thì họ sẽ tự giác hướng đến sự tốt đẹp.

Nếu chúng ta bao dung được cho bản thân, thì chính chúng ta sẽ tự giác hướng đến sự tốt đẹp.

Xin được kể một câu chuyện như thế này:

“Có một cô gái nhiều lần mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong mơ, cô thấy có nhiều người bị nhốt ở trong một căn nhà tối khóa chặt bởi một ổ khóa đã bị hoen gỉ, và họ cầu xin được giải cứu ra ngoài. Từ đó, cô ốm o, gầy mòn, da dẻ vàng vọt, người càng ngày càng như không có sức sống. Không có một vị bác sĩ nào có thể chuẩn đoán ra được cô mắc bệnh gì.

Cô nghe nói có một nhà sư già có thể chữa được những căn bệnh lạ, vì vậy, cô đã đi cả một quãng đường dài để tìm gặp ông. Sau khi nghe cô kể rõ những điều đang xảy ra với cô, nhà sư nói: “Điều này không khó. Đây là một chiếc chìa khóa bằng vàng. Con hãy đeo nó vào cổ, và lần tới khi con gặp lại giấc mơ đó, hãy nhớ dùng nó để mở cửa căn nhà tối kia. Bệnh của con sẽ biến mất sau khi con giải cứu những người ở trong đó.”

Cô cảm ơn nhà sư và trở về nhà với chiếc chìa khóa. Hai ngày sau, cô lại gặp lại giấc mơ kỳ lạ đó. Lần này cô tiến đến gần ngôi nhà, và nhìn vào bên trong. Cô phát hiện người trong ngôi nhà là những người mà cô đã từng rất oán hận: người mẹ chồng đã từng nhục mạ cô, người hàng xóm đã từng phỉ báng cô, người bạn thời thơ ấu đã từng đẩy cô xuống một con mương bẩn thỉu và suýt nữa đã làm cô chết đuối, và cả những người khác nữa.

Cô tiếp tục nhìn sâu vào trong và thấy một con chó 3 chân. Cô chợt nhận ra nó chính là con chó hèn đã cắn cô lúc cô còn nhỏ khi cô đang trên đường đi học. Tóm lại tất cả bọn họ đều đã từng làm tổn thương cô. Cô quyết định không mở cánh cửa vì cô cho rằng bọn họ đáng bị nhốt như vậy. Cô đã không dùng chiếc chìa khóa vàng và mặc cho họ kêu cứu.

Ngày tháng trôi qua, bệnh của cô càng trở nên tồi tệ hơn. Cô quyết định đi gặp nhà sư một lần nữa. Nhà sư nói: “Con chỉ còn một cơ hội cuối cùng. Nếu con để lỡ cơ hội lần này thì chiếc chìa khóa vàng cũng sẽ không thể giúp gì được cho con nữa. Lần tới khi con gặp lại giấc mơ đó, con phải mở khóa trước khi ổ khóa hoàn toàn bị bịt kín bởi vết hoen gỉ”. Và cô quyết định sẽ làm theo lời của nhà sư lần này.

Tối hôm đó cô lại mơ thấy giấc mơ kỳ lạ ấy. Không một chút do dự, cô đã dũng cảm lấy chiếc chìa khóa ra và mở cánh cửa. Tất cả mọi người trong ngôi nhà chạy ùa nhanh ra ngoài ngay sau khi cửa mở. Căn nhà bắt đầu rung chuyển mạnh.

Từ góc phòng, một cô gái chậm rãi kéo lê từng bước hướng ra cửa. Cô ta trông rất nhếch nhác, vô cùng yếu ớt và tội nghiệp. Trông cô ta rất giống cô. Và bước lại gần nhìn kỹ thì cô nhận ra đó chính là cô chứ không phải ai khác.

Ngôi nhà tăm tối kia đột nhiên sập xuống ngay sau khi cô gái ấy bước ra ngoài. Ngay sau đó, cô thấy ánh sáng mặt trời bắt đầu lan tỏa xóa tan mọi thứ tối tăm. Ánh sáng ấy vô cùng huy hoàng và đã khiến cho cô tỉnh giấc.

Sức khoẻ của cô dần dần hồi phục, đôi mắt cô tươi vui, khuôn mặt cô hồng hào trở lại và trông cô lại xinh đẹp như xưa.

Cô quay lại tìm nhà sư để hiểu những gì đã xảy ra với mình, nhà sư nói: “Do trong cuộc sống, con đã chất chứa lỗi lầm của mọi người, những người đã gây tổn thương cho con. Có thể con tưởng mình đã tha thứ cho những người đã gây lầm lỗi với con, nhưng thực ra là con đã chất chứa rất nhiều trong con, cứ lấy lỗi lầm của người mà dằn vặt mình. Và qua thời gian, những chất chứa sự uất ức ấy đã khiến con sinh bệnh.

Con à, khóa chặt người khác cũng là khóa chặt chính mình. Khóa chặt quá khứ cũng là khóa chặt trái tim. Sự oán hận tích tụ bên trong mình như một căn nhà tối tăm không ánh sáng. Hãy mở rộng cánh cửa và hãy để ánh sáng tràn vào cho cuộc sống của con được tốt đẹp hơn.”

Thông thường, chúng ta hay lấy lỗi lầm của người khác để tự dằn vặt bản thân mình, thì cũng giống như mình uống thuốc độc mà muốn người ta chết, không bao dung cho chính mình thì không thể bao dung được cho người khác.

Bao dung cho người khác là cách đơn giản nhất để cứu lấy tương lai của chính mình, và chính bản thân mình là người cần được bao dung nhất.

Và một khi bạn có được nguồn năng lượng của sự bao dung, thì nghiệp duyên sẽ đơn giản được kích hoạt

Trân trọng biết ơn

Trân trọng biết ơn
Trân trọng biết ơn

Các cao nhận đã chỉ điểm cho chúng ta rằng: Trân trọng biết ơn là luôn luôn hiện diện trong mỗi con người.

Vậy thì tại sao chúng ta vẫn chưa đơn giản để có được nguồn năng lượng này?

Đó là bởi vì bên trong chúng ta đã xuất hiện sự hiển nhiên, và khi sự hiển nhiên đã tồn tại thì trân trọng biết ơn biến mất và oán trách sẽ từ đó mà hình thành.

Sự hiển nhiên là cái bẫy rất lớn của nội tâm, chỉ cần sự lặp đi lặp lại cái hành vi của người khác giúp đỡ cho mình qua thời gian tâm lý hiển nhiên sẽ tự có.

Ví dụ:

  • Hiển nhiên mẹ là mẹ của con thì mẹ phải chăm sóc cho con.
  • Hiển em là vợ anh thì phải nấu ăn cho anh.
  • Hiển nhiên con là con của ba mẹ thì phải nghe lời ba mẹ.

Các bạn có thể nghe thử câu chuyện này:

“Một chàng thanh niên có lòng thiện tâm rất lớn, một ngày kia chàng thanh niên chuyển đến khu nhà mới và nhìn thấy gần đó có một người ăn xin, thế là chàng ta mới bắt đầu có sự cam kết là giúp đỡ cho người ăn xin đó một ngày là 2 đồng tiền.

Anh ta cứ cho như vậy xuyên suốt trong ba năm, tới năm thứ tư thì chàng thanh niên đó mới cho người ăn xin đó 1 đồng.

Người ăn xin ngạc nhiên hỏi tại sao mà anh cho tui có 1 đồng vậy, hứa là mỗi năm ngày nào cũng cho tui 2 đồng sao bữa nay cho có 1 đồng.

Chàng thanh niên nói rằng anh ta mới cưới vợ vào tháng trước nên tôi để dành chút xíu cho con. Thôi từ giờ trở đi ông lấy đồng 1 thôi.

Nghe vậy, người ăn xin đó mới nóng giận lên và tán cho chàng thanh niên hai bạt tay và nói với chàng thanh niên rằng: “Chính con mụ vợ của mày á đã ăn cắp tao một đồng”

Chính sự hiển nhiên là điều đã xóa đi mọi sự trân trọng biết ơn của chúng ta. Như vậy thì phải làm cách nào để xóa đi sự hiển nhiên này đây?

Cách mà các cao nhân đã chỉ điểm cho chúng ta đó chính là nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm.

Sự cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm điều mà mình không xứng đáng có mà mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài tánh Tham và tánh Tưởng của thực tại về Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy.

Khi mà bạn đang ăn một chén cơm, bạn nhìn thấy điều gì trong những hạt cơm đó?

Có thể bạn sẽ thấy rằng để có chén cơm đó, đã có một người nào đó đã phải ra chợ mua gạo, nấu cơm và dọn ra cho chúng ta ăn. Để có gạo để nấu cơm, thì cũng phải có người bán gạo ở chợ, và trước đó thì gạo cũng phải được chở đến nhờ những người tài xế.

Để có được chiếc xe để chở gạo ấy, thì chúng ta cũng đã phải nợ người Nhật, người Hàn, người Trung Quốc, vì họ đã sản xuất ra xe. Và để gạo đó được trồng ra, thì chúng ta cũng đang mang nợ người Thái Lan, vì công nghệ trồng lúa gạo. Và với các loại thuốc bảo vệ thực vật, chúng ta cũng đang nợ công nghệ của người Trung Quốc.

Cứ như vậy thì để mà chúng ta ăn một chén cơm rất là bình thường thôi, thì mình cũng đã nợ ân tình hàng nghìn hàng triệu con người rồi.

Nhưng, thông thường chúng ta sẽ coi những điều mình có được như vậy là hiển nhiên, được ăn là điều hiển nhiên, được uống nước là hiển nhiên, được người thân yêu quan tâm và chăm sóc cũng là hiển nhiên.

Rất may mắn cho chúng ta, chúng ta hoàn toàn có thể nuôi dưỡng cảm giác cảm động nội tâm với một tâm niệm như thế này: ”Điều mà người khác làm cho mình là điều không nên làm, điều mình làm cho người khác mới là điều nên làm”

Một khi chúng ta nuôi dưỡng được sự cảm động nội tâm, thì rất là đơn giản để chúng ta bắt đầu có được sự trân trọng biết ơn.

Trân trọng biết ơn và oán trách giống như là ánh sáng và bóng tối, một khi đã trân trọng biết ơn thì mọi sự oán trách sẽ biến mất.

Đồng thời, nguồn năng lượng của sự trân trọng biết ơn sẽ kích hoạt nghiệp quả của chúng ta.

Tổng kết

Như vậy thì chúng ta đã thắp lên được ngọn đèn giàu Tâm thái, người giàu Tâm thái là người có được sự trân trọng biết ơn ở Tình, bao dung ở Tánh và an vui ở Tâm.

Người giàu Tâm thái thì sẽ giữ trạng thái rung động điện từ nội tâm ở cân bằng và hướng dương, kích hoạt được những hạt giống tổng nghiệp trong tiềm thức theo chiều hướng tốt đẹp.

An vui thì sẽ kích hoạt nghiệp Thức, Bao dung kích sẽ hoạt nghiệp Duyên, Trân trọng biết ơn sẽ kích hoạt nghiệp Quả.

Từ đó, con người rất đơn giản để có cuộc sống tốt đẹp.

Trân trọng biết ơn các anh chị đã đón nhận tri thức này. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!

Chia sẻ: