Nguyên lý vận hành của tiềm thức là một trong những khái niệm quan trọng mà bạn cần biết. Vậy nguyên lý vận hành của tiềm thức là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Tầm quan trọng của tri thức
- Giúp con người hiểu về tổng nghiệp để lựa chọn tổng nghiệp mong muốn; hiểu về 3 khối đức để tránh ác đức, tích tạo và gìn giữ công đức, phước đức.
- Giúp hiểu rõ nguyên lý để như đi thuyền thuận dòng chảy, sẽ nhanh và thuận lợi cho cuộc sống.
- Giúp con người thay nhân ở quá khứ, đổi quả ở hiện tại, mượn sức của ý để quay ngược lại thay đổi trạng thái rung động điện từ nội tâm đã huân tập.
- Giúp con người chọn trạng thái rung động của hạt mầm mới để trong tương lai cho ra quả như ý. Chọn nghe thấy nói biết theo chiều hướng dương hoặc cân bằng là bước cụ thể để lựa chọn tổng nghiệp thuận chiều mong muốn.
2. Tổng nghiệp và ba khối đức
2.1. Tổng nghiệp
Quý giá nhất của con người là tổng nghiệp và khối đức. Ta phải tuyệt đối tôn trọng tổng nghiệp.
Định nghĩa tổng nghiệp: Hiểu một cách đơn giản là tổng tất cả những suy nghĩ và hành động của một người ở hằng hà sa số đời được huân tập ở trong tàng thức (tiềm thức).
Có 3 loại tổng nghiệp:
- Tổng nghiệp thức: Là tổng tất cả những kiến thức, tri thức, hiểu biết ở hàng hà sa số đời.
- Tổng nghiệp duyên: Là tổng tất cả những tiếp xúc với con người tạo nên nhân duyên giữa con người ở hàng hà sa số đời.
- Tổng nghiệp quả: Là tổng tất cả những kết quả cuộc sống con người trải qua ở hàng hà sa số đời.
Trước khi ta có tư duy, cuộc đời ta do tổng nghiệp quy định. Khi có tư duy, cuộc đời cũng do tổng nghiệp quy định nhưng ta được quyền lựa chọn tổng nghiệp mong muốn.
2.2. Ba khối đức
Định nghĩa 3 khối đức: Con người có khối ác đức và phước đức chứa trong vỏ bọc tánh người, công đức chứa trong vỏ bọc tánh chân thật.
Có công đức, phước đức thì “chạm tay hóa vàng”:
- Có hiện thực tốt đẹp, thuận lợi trong cuộc sống.
- Con người muốn làm gì cũng cần phải có chút phước mới làm được.
- Có phước nhiều người giúp đỡ, ví dụ khi có phước báu trong sức khỏe thì chúng ta sẽ có người trợ giúp về sức khỏe.
- Phước báu trong nghiệp thức, nghiệp duyên, nghiệp quả.
- Đầy đủ công đức phước đức thì giàu toàn diện.
Ác đức: Không nghĩ thông suốt, duyên không lành, quả không tốt.
2.3. Cách gọi tổng nghiệp
Tâm thái khi gọi tổng nghiệp:
- An vui: Goi nghiệp thức tốt.
- Bao dung: Gọi nghiệp duyên tốt.
- Trân trọng biết ơn: Gọi nghiệp quả tốt.
Cách gọi
- Thứ nhất là khởi mong muốn: Mong muốn sở hữu. Mong muốn kết nối. Mong muốn thấu suốt.
- Thứ hai là huân tập: Chủ động nghe thấy nói biết, cụ thể qua bài học tâm đắc ngộ ra hàng ngày trong cuộc sống.
- Thứ ba là quảng bá thức, duyên, quả.
Quan niệm: Tâm thái của chúng ta đối với từng cái khởi mong muốn như thế nào sẽ quyết định gọi ra tổng nghiệp sớm hay muộn.
3. Nguyên lý vận hành của tiềm thức
3.1 Khu vườn tiềm thức
Tàng thức hay tiềm thức của con người ví như một mảnh vườn màu mỡ. Những gì nghe thấy nói biết thông qua lớp tánh và lớp tình huân tập lại tất cả mọi suy nghĩ và hành động ở hằng hà sa số đời thành các hạt. Bất kì hạt mầm nào vào đó đều có khả năng cho ra hoa trái trong tương lai.
Trong khu vườn này có ông chủ tên Ý.
Trong vườn này có 3 loại hạt mầm, 3 loại này có tên gọi lần lượt là: thức, duyên, quả. Có những hạt mầm đã cho ra quả, có những hạt mầm chưa ra quả, có những hạt mầm vẫn còn là hạt mầm. Các hạt mầm này đã có từ hằng hà sa số đời như sau:
- Loại: hạt thức, hạt duyên, hạt quả.
- Hình trạng: là hạt, cây đang lớn, cây đã ra quả.
- Điện từ: hạt âm, hạt dương, hạt cân bằng.
3.2 Nhân
Nhân của con người dưới góc nhìn tôn giáo chính là trạng thái rung động điện từ nội tâm.
- Huân tập Nghe – thấy – nói – biết thông qua lớp tánh, tình với trạng thái rung động điện từ nội tâm (TTRĐĐTNT) âm thì tạo thành hạt mầm bất như ý.
- Huân tập Nghe – thấy – nói – biết thông qua lớp tánh, tình với TTRĐĐTNT dương thì tạo thành hạt mầm như ý.
- Huân tập Nghe – thấy – nói – biết thông qua lớp tánh, tình với TTRĐĐTNT cân bằng (do dụng công) thì tạo thành hạt mầm không như ý, không bất như ý.
Nhận thức nội tâm quyết định TTRĐĐTNT. Khi có nhận thức bậc 3 : Tất cả các cây ngưng ra hoa trổ quả, sau đó thay đổi TTRĐĐTNT thì tạo nên sự chuyển đổi.
Khi chưa có tư duy | Khi có tư duy |
Huân tập: Thu vào và không lựa chọn tất cả các hạt với 3 dạng điện từ âm, dương, cân bằng. | Nhân mới: Có Tần số rung động năng lượng (TSRĐNL) cao và siêu cao thì quả sẽ là đời sống tinh thần và vật chất tốt đẹp. |
Truy xuất: Ông Ý là ông chủ của vườn thăm hạt/cây thức, duyên, quả. Tương ứng các hạt/cây đó âm, dương, hay cân bằng sẽ sinh cây/quả bất như ý, như ý, và không như ý không bất như ý. | Quả hiện tại: chủ động đổi Trạng thái rung động điện từ nội tâm (TTRĐĐTNT) thành dương, từ đó thay nhân, rồi đổi quả thành quả như ý. |
3.3 Trạng thái rung động điện từ nội tâm (TTRĐĐTNT):
Công đức, phước đức, ác đức ảnh hưởng đến TTRĐĐTNT. Người có công đức, phước đức đơn giản đưa TTRĐĐTNT lên dương và cân bằng, khiến cho tần số rung động năng lượng phát ra từ cao đến siêu cao.
Tới đây thì hiểu cần tích tạo công đức, phước đức. (Kích hoạt nghiệp quả liên quan tới công đức phước đức, qua thời gian nó đổi toàn diện mô thức hoạt động tiềm thức).
Thay vì chọn nghiệp quả, hãy tập trung tích tạo công đức phước đức khi có cơ hội, tiếp cận mọi mối nhân duyên với tâm thái trân trọng biết ơn, bao dung và an vui thì qua thời gian có cơ hội đổi nguyên lý hoạt động tiềm thức theo chiều mong muốn. Khi đặt ý khởi tạo công đức, phước đức với nghề đã chọn/ hôn nhân/ sức khoẻ thì tốt nhất chỉ làm một việc: trở thành cỗ máy công đức, phước đức (hoặc nương theo người đang làm điều đó).
Khi huân tập ta chịu sự chi phối của TTRĐĐTNT, nếu theo chiều hướng âm thì chiều hướng cây trong tương lai cho ra quả bất như ý. TTRĐĐTNT theo chiều hướng dương thì chiều hướng cây trong tương lai cho ra quả như ý. Chiều hướng TTRĐĐTNT cân bằng sẽ cho ra quả không như ý cũng không bất như ý, nên có thể cho ra bất cứ quả nào chúng ta muốn.
Ví dụ trong khứ bạn với anh A chơi với nhau nhưng sau đó nghiệp duyên bất như ý thì huân tập theo chiều hướng âm, tạo ra hạt mầm bất như ý. Mỗi lần ông Ý ổng nhắc đến ông A với TTRĐĐTNT rất âm, kết quả mối quan hệ của bạn với anh A là quả bất như ý.
Ông Ý ghé thăm bất kì cây nào với TTRĐĐTNT không âm không dương thì cây đó ngừng ra quả. Trong quá khứ huân tập hạt mầm với TTRĐĐTNT theo chiều hướng dương thì tự nhiên mến người đó.
Trong quá trình huân tập nghe thấy nói biết với TTRĐĐTNT gì nó sẽ quyết định hạt mầm như ý, không như ý, không như ý cũng không bất như ý. Tất cả đều nằm trong tổng nghiệp.
Tàng thức quy định nghiệp thức, nghiệp duyên, nghiệp quả, chúng ta có làm gì đi nữa cũng không thoát khỏi tổng nghiệp.
Khi con người chưa có tư duy thì cuộc đời con người do tổng nghiệp quyết định. Khi con người có tư duy thì cuộc đời con người cũng do tổng nghiệp quyết định nhưng được quyền lựa chọn tổng nghiệp theo mong muốn.
Chúng ta đã hiểu công đức phước đức rồi thì được quyền lựa chọn. Ví dụ khi chúng ta đặt ý vào mối quan hệ hôn nhân gia đình, nhắc tới chồng, ông Ý thăm cây chồng thì cây chồng này cho ra quả hiện tại là như ý hay bất như ý. Ví dụ quả bất như ý thì chúng ta luận: trong quá khứ chúng ta đã huân tập hạt mầm với TTRĐĐTNT âm nên quả bất như ý, nếu trong quá khứ chúng ta đã huân tập hạt mầm với TTRĐĐTNT dương thì quả với người chồng ngày càng như ý.
Nếu chúng ta muốn hái quả như ý trong tương lai, hiện tại chỉ cần huân tập hạt mầm với TTRĐĐTNT dương mỗi khi ông Ý thăm cây chồng.
Lời kết
Xin trân trọng biết ơn cao nhân chỉ điểm, trân trọng biết ơn tri thức, trân trọng biết ơn nhân duyên trong tổng nghiệp, cho chúng ta cơ hội được tiếp cận và đón nhận tri thức tuyệt quý này.
Xin gửi tới người thầy kính yêu của chúng ta sự trân trọng biết ơn sâu sắc, biết ơn vì chúng ta có đủ phước báu để được Thầy dẫn dắt trong hành trình Thấu Hiểu Nội Tâm – Kiến Tạo An Vui và sống một cuộc đời đầy giá trị, đầy ý nghĩa. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!
Một lần nữa xin trân trọng biết ơn bạn đọc luôn yêu mến, đón nhận và lan toả tri thức này đi muôn nơi! Xin trân trọng biết ơn!