loader image

Công Thức Cội Nguồn Cuộc Sống

Xã hội hiện nay chúng ta đang bị chi phối bởi ba cái góc nhìn thứ nhất là góc nhìn của khoa học, góc nhìn thứ hai là góc nhìn của tôn giáo tín ngưỡng, góc nhìn thứ ba là góc nhìn của đạo lý. Bất kỳ ai trong số chúng ta dù sống ở đâu trên thế giới này thì hiện nay chúng ta đang bị chi phối bởi các góc nhìn này. Và một trong những quy luật mà chi phối chúng ta rất lớn đó là quy luật về nhân quả và quy luật về nhân duyên. Vậy thì cuộc sông của chúng ta hiện tại, chúng ta cứ hình dung cuộc sống của chúng ta hiện tại có phải là trong “quá khứ” chúng ta đã gieo nhân gì mà có kết quả của chúng ta hiện tại. Và có một công thức gọi là công thức cội nguồn cuộc sống, vậy công thức này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Công thức có quả như ý

Nhân tốt + Duyên lành = Quả như ý. Vậy thì chúng ta muốn tạo được tương lai như ý thì ngay giây phút hiện thì có phải ngay giây phút này chúng ta phải làm sao tạo được cái nhân tốt.

Công thức có quả như ý
Công thức có quả như ý

Tri thức đó tôn giao tín ngưỡng, khoa học với đạo lý để nói một điều rằng chúng ta cần hiểu nhân cuộc đời của một con người ở ba góc nhìn đó thì chúng ta mới gọi là thấu suốt về nhân.

Và dưới góc nhìn khoa học thì tại sao ngày hôm nay mình có kết quả này? Cuộc đời của tôi ngày hôm nay nếu đứng dưới góc nhìn tôn giáo tín ngưỡng tại sao mình có kết quả này? Cuộc đời của mình ngày hôm nay nếu dưới góc nhìn của đạo lý ngày hôm nay tại sao mình có kết quả này vậy?

Đầu tiên chúng ta cùng thấu suốt Nhân dưới góc nhìn của khoa học để chúng ta luận về cội nguồn cuộc sống của con người.

Tôn giáo tín ngưỡng - đạo lí - khoa học
Tôn giáo tín ngưỡng – đạo lí – khoa học

 

Công thức cội nguồn cuộc sống

Công thức cội nguồn cuộc sống
Công thức cội nguồn cuộc sống

 

Chúng ta lấy tờ giấy ghi phía dưới từ kết quả và khoanh tròn lại, vẽ 1 mũi tên dẫn đến kết quả. Nếu được chọn một từ nào đó để đại diện cho kết quả cuộc sống ngày hôm nay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuộc sống của mình đó chính là Chọn lựa. Chọn lựa nó quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay các chuyên gia cho chúng ta thông điệp này.

Nhưng mà chúng ta ngẫm thử coi có phải các chuỗi chọn lựa trong quá khứ của chúng ta, nó quyết định kết quả cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Chúng ta tự ngẫm lại những gì tốt đẹp trong cuộc đời này thì chúng ta trao mình một cái quyền là chúng ta chọn nó nhưng mà những gì không tốt đẹp thì khuynh hướng của nội tâm sẽ do người khác chọn.

Mình ngẫm lại thì ngay cả việc như ý và bất như ý trong cuộc sống cũng do mình chọn lựa. Và chúng ta sẽ hiểu được rằng cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính chúng ta mà ra, nên cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi, nhưng không phải lỗi do tôi.

Ơ, tại sao không phải lỗi do mình?

Tại mình cũng có biết gì đâu. Nếu mà nhận thức chúng ta mà tốt chúng ta đã không chọn lựa nó, tại thời điểm đó nhận thức của chúng ta tại ngưỡng đó nên chúng ta có chọn lựa đó. Nên ngay giây phút chúng ta chọn lựa nó đã đúng.

Nên có một câu nói hay lắm: “Muốn thay đổi hoàn cảnh thì thay đổi tính cách”. Điều đó giải thích một điều rằng đó là con người tái đi tái lại cái hoàn cảnh nào đó của mình, chính do tính cách của người ta mà hình thành nên.

Tuy nhiên mình cũng không biết tính cách gì để phù hợp với kết quả tốt đẹp, nên nếu chúng ta tập trung vào thay đổi tính cách thì nó cũng chưa phải gốc rễ. Bởi vì không có tính cách nào cụ thể quy định rằng cuộc sống của người đó tốt cả. Người ta nghiên cứu về tất cả những người giàu có thì người ta thấy ông này giàu theo cách này, ông kia giàu theo cách kia, họ có tính cách khác nhau.

Vậy tính cách nào cũng có thể dẫn đến có người giàu, nhưng mà tính cánh nào cũng có thể nghèo khổ. Nên cuối cùng người ta thấy dù có thay đổi tính cách đi nữa, cũng không biết tính cách nào phù hợp.

Nên nếu tập trung vào thay đổi tính cách không là gốc rễ nên kết quả là cũng tái lại, nhưng không thay đổi tính cách thì không thay đổi kết quả, nhưng tập trung thay đổi tính cách thì không thay đổi được bởi vì nó không là gốc rễ.

Thì các chuyên gia cho chúng ta biết được, chính cái thói quen của 1 con người tạo nên cái tính cách của họ. Sau đó họ mới tập trung kêu chúng ta thay đổi thói quen. Những thói quen tốt thì tính cách sẽ tốt cho ra kết quả chọn lựa tốt.

Sau thời gian người ta phát hiện ra thay đổi thói quen mới thay đổi tính cách, tính cách thay đổi mới thay đổi kết quả nhưng mà người ta phát hiện thói quen cũng không là gốc rễ. Họ mới tìm hiểu ra nữa thì chính những cái hành động của con người của chúng ta nó quyết định thói quen của người đó.

Nên ta nói là chỉ cần hành động tốt thôi sẽ cho ra thói quen tốt, thói quen tốt cho ra tính cách tốt, tính cách tốt thì sẽ cho ra số phận tốt hay kết quả cuộc sống tốt sau đó họ mới quản trị hành động của con người họ mới phát hiện ra hành động nó vẫn tái đi tái lại những hành động cũ và để thay đổi được 1 hành động của con người cũng rất khó khăn.

Bởi vì họ đã thay đổi được hành động, nhưng mà tập trung thay đổi hành động thì nó cũng không được. Cái cuối cùng các chuyên gia cho chúng ta được 1 điều chính suy nghĩ của con người nó quyết định hành động của họ. Và họ mới nói với chúng ta rằng suy nghĩ tốt sẽ tạo ra hành động tốt, hành động tốt sẽ cho ra thói quen tốt, thói quen tốt cho ra tính cách tốt, thì cho ra cái chọn lựa kết quả.

Nên người ta nói gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận và tất cả thế giới tập trung vào con người làm sao có tư duy suy nghĩ tốt.

Nhưng qua thời gian người ta nghiên cứu sâu hơn nữa, người ta phát hiện ra có những suy nghĩ của con người có kiểm soát thế nào nó cũng cho ra những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, và trong đầu họ luôn luôn hiện ra những suy nghĩ, thì bắt đầu họ mới tìm hiểu thêm coi cái gì quyết định suy nghĩ của con người.

Nếu tập trung vào suy nghĩ con người, cứ tái đi tái lại những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, thì đặt ra câu hỏi điều gì định hình suy nghĩ của 1 người. Các cao nhân, chuyên gia đã chỉ điểm chúng ta, chính là niềm tin của họ định hình suy nghĩ.

Niềm tin

Bản chất con người chúng ta luôn luôn có 1 cái niềm tin về 1 cái gì đó. Niềm tin đó ngược cái mong muốn hay thuận cái mong muốn. Hay còn gọi là niềm tin tích cực hoặc tiêu cực.

 

Ví dụ như mình nói: “Sao em giảm cân hoài mà nó cũng không giảm được cân gì hết á, em chán quá, em giảm cân hoài nó không giảm được”. Có phải theo thông thường chúng ta đánh giá họ không có niềm tin về khả năng việc giảm cân, nếu thông thường tư duy chúng ta cho chúng ta biết người này không có niềm tin là giảm được cân nặng, nhưng thực chất bản chất sâu xa của nó không phải, người đó có niềm tin mình rất mập và không bao giờ có thể ốm lại.

Con người có niềm tin gì thì kết quả cuộc sống theo đó mà hình thành. Tại vì niềm tin trực tiếp ảnh hưởng đến chọn lựa của họ và có niềm tin gì thì kết quả đó. Chúng ta có niềm tin mình làm không được thì kết quả mình làm không được.

Niềm tin của con người không có khái niệm 99% mà niềm tin của con người 100% là bạn có niềm tin. Đó là có niềm tin theo chiều hướng nào, thuận hay nghịch mong muốn mà thôi.

Vậy thì con người chúng ta nếu biết được cái tri thức này thì nó quá mừng. Nên là ai đó tin mình là “Em không có đẹp, làm hoài em có đẹp gì đâu” thì kết quả người đó có niềm tin là mình xấu, nên là dù có làm cái gì cũng không đẹp.

Nên là có 1 số người bắt chước người ta đi sửa mũi, nhưng trong khi đó niềm tin bên trong mình là 1 người xấu để đi sửa mũi nên cuối cùng lại đó người ta sửa làm 1 số cái hư luôn cái lỗ mũi. Còn người có niềm tin mình đẹp rồi, thì mình đi làm cái nó đẹp hơn.

Người ta có niềm tin người ta hạnh phúc, nên khi lấy chồng, người ta hạnh phúc hơn, còn mình có niềm tin mình đau khổ rồi lấy ông chồng nào về cũng đau khổ.

Nên có người phụ nữ trong ngày chồng mình ra mắt sách. Ra mắt sách về phát triển bản thân thì ổng là 1 người nổi tiếng về đào tạo phát triển bản thân, phóng viên thay vì phong vấn ổng, thì chơi chiêu cũng ngặt, quay lại hỏi vợ ông: “Anh là 1 trong những nhà phát triển bản thân rất là nổi tiếng, vì anh đã làm nhiều người thay đổi cuộc sống hạnh phúc lắm, nhưng mà em hỏi thật chị, anh có mang lại hạnh phúc cho chị không?”

Người phụ nữ đó không cần suy nghĩ trả lời ngay và luôn: “Không”.

Tất cả những người xung quanh hoảng hốt hết, tại sao lại như vậy, vậy mất hết uy tín của chồng mình sao? Cái có phóng viên khác vẫn tiếp tục hỏi: “Vậy thật sự anh có mang lại kết quả cuộc sống hạnh phúc cho chị không?”, chị nói: “Không”

Thì người khác mới khéo hơn hỏi gợi mở thì người phụ nữ đó cười và nói: “Làm sao đàn ông có thể mang lại hạnh phúc cho người phụ nữ được, người phụ nữ phải tự có hạnh phúc thì người đàn ông mới mang thêm hạnh phúc cho họ thôi. Và anh đâu có mang lại được hạnh phúc cho tôi, tôi phải là người hạnh phúc và anh là người mang lại hạnh phúc hơn cho tôi thôi”.

Chúng ta có niềm tin rằng người khác không yêu thương mình từ bên trong. Không có niềm tin chồng mình, con mình, tin họ không có yêu thương mình nên nỗ lực đòi hỏi họ yêu thương rồi cái kết quả nhận là sao? Là người ta không có yêu thương mình, bởi bên trong mình không có niềm tin đó nên bên ngoài không có kết quả. Nên là chỉ cần thay đổi được cái hệ thống niềm tin bên trong chúng ta sẽ thay đổi được kết quả.

Ở đây nó có 1 cái khái niệm mà chúng ta cần nắm, đó là niềm tin bên trong và mong muốn ý thức. Ví dụ: Người nữ, hay ngay cả nam giới, khi chúng ta kết hôn thì kỳ vọng rằng hôn nhân sẽ hòa hợp hạnh phúc, nhưng mà đâu đó, có những người niềm tin bên trong không có hòa hợp hạnh phúc được.

Vậy thì mong muốn ý thức là chúng ta có hòa hợp hạnh phúc trong hôn nhân. Nhưng niềm tin bên trong nó đối nghịch với cái điều đó thì kết quả là niềm tin bên trong luôn luôn chiến thắng mong muốn ý thức.
Vậy thì mong muốn ý thức là chúng ta có hòa hợp hạnh phúc trong hôn nhân. Nhưng niềm tin bên trong nó đối nghịch với cái điều đó thì kết quả là niềm tin bên trong luôn luôn chiến thắng mong muốn ý thức.

 

Vậy thì bây giờ thống nhất được niềm tin bên trong và mong muốn ý thức rất là ngon luôn.

Thông thường cái mong muốn ý thức luôn định hướng theo chiều hướng tốt đẹp, ví dụ như hôn nhận hạnh phúc, trong công việc thành đạt thành công, trong mối quan hệ chúng ta sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với con người,… thì hầu như ai cũng mong muốn theo chiều tốt đẹp hết.

Vậy thì mong muốn ý thức thống nhất với niềm tin bên trong thì cuộc sống con người quá ngon. Con người chúng ta đang mắc ở chỗ này, giữa suy nghĩ với cái niềm tin.

Đây là 1 cửa ngõ rất quan trọng của não bộ, tư duy của con người với tiềm thức của họ bên trong nó thường mâu thuẫn với nhau. Nên cuối cùng bên trong chiến thắng. Con người đang cố gắng dùng cái tư duy để đổi cái bên trong và khoa học người ta lại chuộng điều đó.

Nếu khoa học đúng thì cuộc đời những người theo khoa học đã đều tốt đẹp. Nhưng mà góc nhìn khoa học cho chúng ta 1 điều rằng chính những cái niềm tin bên trong con người chúng ta nó sẽ làm cho chúng ta có kết quả. Vậy thì chúng ta chỉ cần thay đổi hệ thông niềm tin thì mới thay đổi được, còn nếu mà chỉ nghĩ ngoài thôi thì cũng không thay đổi được kết quả.

Tuy nhiên niềm tin cũng không là gốc rễ nên không thay đổi niềm tin. Chúng ta đâu biết tại sao gặp người đó chúng ta lại tin người đó. Vậy thì đặt ra 1 câu hỏi nghi vấn tiếp: Cái điều gì quyết định niềm tin của 1 con người?

Đó chính là hình ảnh tâm trí của 1 con người, hay còn gọi là hạt mầm hình ảnh tâm trí, nó quyết định niềm tin của họ. Chính những hình ảnh hạt mầm trong tâm trí quyết định niềm tin của chúng ta, quyết định cái kết quả cuộc sống của chúng ta.

Hình ảnh tâm trí

Chúng ta cùng phối hợp làm 1 bài tập nhỏ. Chọn 2 người thân quen nhất của chúng ta, 2 người chúng ta cảm giác được chúng ta thân thuộc nhất. Sau đó đừng có suy nghĩ ghi tên họ dọc 2 bên. Và liền trong tích tắc, chúng ta chọn 5 từ gợi mở hình ảnh tâm trí chúng ta về cảm nhận và cảm xúc về người đó.

(Các anh chị có thể dừng và làm bài tập này tại đây và sau đó đọc tiếp)

Trong đầu mình có cái hạt mầm tâm trí đó nên nó phóng chiếu ra cái kết quả cuộc sống bên ngoài như vậy. Mình thấy ba mình đẹp trai hay vui tính, hiền lành. Nhưng mà người khác đôi khi đâu có thấy sự hiền lành của ba, nhiều khi thấy ông dữ không chừng. Nhưng mình thấy ổng hiền lành.

Và trong mắt mình nhiều khi ông ngủ mình cũng thấy chăm chỉ, tại sao? Mình nghĩ chắc ba mệt ba mới ngủ, nhưng mình đã thấy hạt mầm trong tâm trí mình ba là lười biếng rồi thì ông làm mình cũng nói: “Coi kìa, thái độ lười biếng kìa”.

Cái kết quả cuộc sống bên ngoài của mình chính là do phóng chiếu hạt mầm trong tâm trí cho ra kết quả đó.

Câu chuyện cây bút

Chúng ta mượn một câu chuyện này của thầy Michael Roach nha. Chúng ta ví dụ đang cầm trên tay 1 vật, mà mình thường xuyên dùng nha, trên tay mình đang là cây bút hoặc là cây viết.

Bây giờ 1 con vật khác đi, con vật rất thông minh sống trong nhà chúng ta là bạn cún đi, khi chúng ta nhìn thấy cái này, chúng ta nói là cây viết, cây bút bởi vì chúng ta dùng nó để viết, còn khi mà bạn cún đi bạn gặp cái này thì bạn sẽ ngậm nó.

Thế thì hành vi của bạn ngậm nó chúng ta liên tưởng bạn cún nhận thấy cái này là cục xương hay đồ chơi, nên bạn mới ngậm chứ. Nếu bạn liên tưởng cái này là cây viết thì bạn dùng để viết rồi.

Có nghĩa mình thấy cái này, mình nói cây viết là bởi vì mình hình dung được mình lấy cái này để viết. Còn bạn cún thì sao ạ, bạn thấy bạn sẽ tiến hành gặm, cắn, thì là bạn cảm nhận cái này là đồ chơi hoặc khúc xương. Thì theo chúng ta, ai đúng?

Bạn cún cảm nhận đây là khúc xương hay đồ chơi, chúng ta cảm nhận đây là cây bút cây viết thì cả 2 đều đúng.

Rồi mình để cái vật đó ở trong phòng, không có ai ở đây, chúng ta không có ở đây, ngay cả bạn cún cũng không có ở đây. Không có bất kỳ ai ở đây, vậy thì cái này nó là cái gì nếu không có bất kỳ ai ở đây? Nó không là gì cả.

Không phải là nó không tồn tại, mà bởi vì không có đối tượng nhìn nhận về nó, không có đối tượng nhận thức về nó, không có đối tượng cảm nhận về nó nên lúc đó nó không là gì. Không là gì không phải là nó không tồn tại.

Vậy thì vạn vật có tính không

Vạn vật đều có tính không
Vạn vật đều có tính không

Nó không là gì khi không có đối tượng nhận thức về nó. Vậy thì khi không có đối tượng nhìn nhận về bất cứ điều gì, thì bản chất lúc đó của sự vật, sự việc nó có tính không. Và nó là gì do có đối tượng nhận thức về nó mà tạo nên, nhìn nhận về nó mà tạo nên.

Bây giờ, chúng ta bước vào, chúng ta nhìn cái vật đó thì lúc đó nó là cây viết, nhưng nếu là con chó bước vào thì nó sẽ nhận thức là đồ chơi hay cục xương. Vậy chúng ta và bạn cún bước vào cùng 1 lúc thì đối với chúng ta là cây bút, đối với bạn là cục xương.

Vậy thì đặt ra 1 câu hỏi đặc biệt như thế này: Cái vật đó là gì, là do bản chất từ bên ngoài tác động vào chúng ta quyết định nó là gì, hay từ bên trong chúng ta nó phản ảnh ra bên ngoài?

Chúng ta thấy bản chất cái này là gì, là do từ bên ngoài nó phản ánh vô bên trong chúng ta, hay do bên trong chúng ta phản ánh ra bên ngoài ạ?

Quyết định bản chất cái này là gì, là do bên trong chúng ta, do những hạt mầm hình ảnh trong tâm trí chúng ta mà nó quyết định cái này là gì. Hạt mầm hình ảnh trong tâm trí của chúng ta nó sẽ phóng chiếu ra bên ngoài để thể hiện cái đó.

Thì lúc nãy chúng ta nói ba mình là 1 người hiền lành, bản chất ba không hiền lành, không là ai, nhưng bên trong có hình ảnh đó nên phóng chiếu ra bên ngoài. Ba của chúng ta có hiền lành có chăm chỉ hay càm ràm là do chúng ta nhận thúc như vậy, do chúng ta chứa đựng những hình ảnh hạt mầm trong tâm trí về ba như vậy nên chúng ta cảm nhận ba như vậy.

Chính những hình ảnh trong tâm trí 1 người nó sẽ quyết định cái kết quả, phản ánh hiện thực cuộc sống của họ bên ngoài. Nên thế giới mà họ đang cảm nhận đều đang dựa trên hình ảnh trong tâm trí mà họ đang chứa đựng.

Vậy thì chúng ta muốn thay đổi thế giới bên ngoài, hay nói cách khác chúng ta muốn thay đổi cuộc đời của mình theo góc nhìn khoa học, thì chúng ta đổi hình là chúng ta đổi đời. Đổi hình là đổi đời. Đổi hình là đổi đời.

Đổi hình là đổi đời.
Đổi hình là đổi đời.

 

Mà khuynh hướng cuộc sống nội tâm của chúng ta rất hay, con người của mình càng sống với nhau, thì nếu 1 người nào đó không làm lớn những hình ảnh tâm trí tốt đẹp về người thân của mình lớn lên thì những hình ảnh không tốt đẹp sẽ hiện hữu.

Đây là 1 sự vi diệu của nguyên lý ánh sáng và bóng tối. Nguyên lý ánh sáng đó là, nếu chúng ta sống gần người nào càng sống gần thì chúng ta không làm lớn những hình ảnh tốt đẹp về họ, thì mặc định những hình ảnh không tốt đẹp sẽ hiện lên trong tâm trí chúng ta.

Nên khi chúng ta mới quen nhau thì thông thường chứa đựng những hình ảnh tốt đẹp về nhau. Nhưng mà càng sống gần nhau, không biết làm lớn những hình ảnh tốt đẹp của đối phương, thì hình ảnh không tốt đẹp nó sẽ hiện hữu.

Nên hiện thực bất như ý càng diễn ra trong mối quan hệ xã hội đó, nên là gì: Vợ của ông hàng xóm đó ngon, con của ông hàng xóm đó ngon hơn con của mình. Chồng của người ta mới ngon chứ chồng mình không ngon.

Vợ người ta mới xinh, vợ người ta mới tốt. Bởi vì sao? Chồng người ta, vợ người ta mình mới gặp có chút xíu, mình thấy hình đẹp, còn chồng mình, vợ mình tối ngày nhan nhản sống với mình, không biết làm lớn những hình tốt đẹp nên thấy hình tệ.

Chúng ta chỉ cần đổi hình theo thiên hướng điều mình mong muốn, định hướng hình ảnh của mình theo điều mình mong muốn, có những hình tốt hình đẹp thì hệ thống niềm tin tự khác, nó sẽ đổi, và kết quả sẽ đổi trong 1 tích tắc.

Nên nếu 1 con người giữ được hình tốt đẹp về người thân yêu, đặc biệt là về con người mà tốt đẹp, thì chúng ta thay đổi toàn bộ về cái duyên của chúng ta về con người. Giữ hình tốt đẹp về sức khỏe của mình, giữ hình tốt đẹp về mối quan hệ xã hội, giữ hình tốt đẹp về bản thân của mình và nội tâm, giữ hình tốt đẹp về tài chính, thì đổi hình chúng ta sẽ đổi đời.

Chúng ta chỉ cần có 1 cái nhận thức đơn giản như thế này, theo góc nhìn của khoa học, cội nguồn cuộc sống của chúng ta bắt nguồn từ hình ảnh trong tâm trí. Chúng ta chỉ cần nhớ 1 điều, chính những hạt mầm hình ảnh trong tâm trí của chúng ta quyết định kết quả cuộc sống chúng ta ngày hôm nay. Nên có 1 cái câu nói rất hay, nếu ai thấu suốt được nó thì nó hay khủng khiếp luôn.

Đó là mọi việc hãy bắt đầu bằng kết quả. Mọi việc hãy bắt đầu bằng kết quả.

Vì cái cách đơn giản nhất để chúng ta có được bất kỳ cái điều gì khi chuẩn bị làm là làm từ kết quả. Ví dụ tại sao hôn nhân của 1 người rất khó để có được hạnh phúc? Bởi vì chúng ta không bắt đầu hôn nhân bằng kết quả của hôn nhân.

Nên những kết quả đó chúng ta đã nhìn những người xung quanh mà có, trong đầu chúng ta có kết quả của hôn nhân tệ, nên khi chúng ta bắt đầu đã có kết quả. Mọi việc của con người đều bắt đầu từ kết quả, rồi kết quả trong tâm trí của 1 người, hình ảnh trong tâm trí của 1 người chính là kết quả của hiện thực bên ngoài.

Đã thấy đích đến thì không cần phải vội, mà không thấy đích đến thì vội để làm gì

Khi bắt đầu bằng cái kết quả thì tự khắc chúng ta đi nó sẽ khác. Giống như chúng ta biết mình sẽ đi đâu, thì dù phương tiện gì chúng ta cũng có thể đi được. Nhưng mà nếu chúng ta không biết kết quả mình đi đến đâu, thì cho dù chúng ta có trang bị tối tân nhất, cũng không đến đích được.

Nên là mọi việc hãy bắt đầu bằng kết quả. Vậy thì kết quả nó từ hình ảnh trong tâm trí chúng ta mà hình thành, nên là chỉ cần đổi hình là đổi đời, rõ hình thì cuộc sống chúng ta ngày càng rõ nét, nên là gì? Mọi việc bắt đầu bằng cái kết quả.

Vậy thì cội nguồn cuộc sống theo góc nhìn khoa học tại thời điểm này, chúng ta có thể kết luận chính những hạt mầm trong tâm trí chúng ta quyết định kết quả cuộc sống của chúng ta.

Rồi. Vậy thì đặt ra 1 câu hỏi cái gì quyết định hình ảnh trong tâm trí chúng ta, bởi vì cái hình ảnh đó nó tự nhiên xuất hiện trong đầu chúng ta. Những gì chúng ta nghe, chúng ta thấy chúng ta nói và chúng ta biết nó quyết định hình ảnh trong tâm trí chúng ta.

Chính những gì chúng ta nghe, chính là những gì chúng ta thấy, những gì chúng ta nói, chính những gì chúng ta biết quyết định hình ảnh trong tâm trí chúng ta. Mà cái chúng ta đang bị mắc phải nhiều nhất là cái biết của chúng ta bất lợi về tương lai.

Hiện nay cái biết về hôn nhân rất là bất lợi cho hình ảnh trong tâm trí của chúng ta. Đa phần là hình ảnh xấu. Cái biết về giáo dục con cái cho chúng ta hình ảnh đang chưa tốt lắm.

Cái biết về cuộc sống này, cái biết về con người cho chúng ta hình ảnh bất lợi về con người. Cái biết của chúng ta về nghề nghiệp, làm ăn trong cuộc sống, càng ngày cái biết nó càng gian truân hơn. Đặc biệt sức khỏe cái biết của chúng ta về sức khỏe.

Vậy thì do cái biết đó, nó đã ảnh hưởng tới chúng ta từ khi sinh ra cho tới bây giờ. Bởi vì theo góc nhìn khoa học, không thế nào nói trước khi sanh được. Nên từ khi chúng ta sanh ra cho đến bây giờ, những gì chúng ta biết, những gì chúng ta thấy, những gì chúng ta nói, những gì chúng ta nghe, nó ảnh hưởng đến hình ảnh trong tâm trí chúng ta rồi.

Nếu chúng ta sống trong 1 bộ tộc hay ngôi làng đó, hay 1 dòng họ nào đó đi mà tuổi thọ trung bình của những con người trong đó đều sống từ 120 tuổi đến 160 tuổi, thì năm nay nếu chúng ta 60 tuổi thì chúng ta cảm thấy mình già nua không? Hay vẫn cảm giác mình con ấu thơ.

Vậy thì những gì mình biết về sức khỏe, mình nghe về sức khỏe, mình thấy về sức khỏe, mình nói về sức khỏe thì nó khác với những người nào đó sống trong 1 ngôi làng nào đó, dòng họ nào đó, mà tuổi thọ trung bình nằm ở 60 tuổi, 70 tuổi thì hầu như về tây hạ hết. Lúc đó mình đã 60 tuổi rồi thì theo chúng ta cảm giác của mình sắp đi rồi, sắp gần đất xa trời.

Nếu chúng ta sống trong 1 dòng tộc mà những người trưởng thành trong dòng tộc đó mà thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 1 triệu đô, không có dưới 24 tỷ, từ 1 triệu đô-la trở lên, thì hôm nay chúng ta có thu nhập 200 triệu chúng ta thấy sao? Cảm giác sao?

Vậy thì những gì nghe thấy nói biết nó quyết định hình ảnh tâm trí chúng ta. Nhưng mà nếu cả dòng họ miếng ăn cũng lo không xong, ai cũng thu nhập 20 triệu, 30 triệu là cao thì khi đó chúng ta thu nhập 200 triệu cảm giác sao? Ngon ha.

Chỉ cần bầu trời xuất hiện 1 vì sao duy nhất thôi thì trong tương lai bầu trời sao sẽ xuất hiện. Nên trong xã hội người nào làm 1 điều gì đó tốt đẹp, mà họ vượt trội lên rồi thì sẽ kéo theo hàng loạt bầu trời sao sẽ xuất hiện. Những nghe – thấy –  nói –  biết của con người sẽ đổi dần theo đó mà hình thành, chúng ta sẽ đổi hình của xã hội.

Thời điểm này an vui còn đơn giản hơn giận dữ, vài bữa 1 ngày nào đó ai đó sẽ nói giàu toàn diện còn đơn giản hơn nghèo khổ. Thì từ từ nghe thấy nói biết của con người sẽ khác đi và xã hội sẽ có sự chuyển biến rất lớn.

Chỉ cần 1 vài người thấu suốt nhân sinh thì xã hội sẽ thấu suốt nhân sinh, bởi vì nghe thấy nói biết càng ngày càng đổi.

Có một câu chuyện của người Nhật, người ta thấy loài khỉ đó rất là thông minh, nghiên cứu hành vi của nó coi làm sao. Mấy bạn rất là thích ăn khoai lang, nên các nhà khoa học đã lấy khoai lang đưa cho các bạn, nhưng trước đó vùi vô cát coi hành vi của bạn ra sao? Thích lắm, nhưng thấy cát khó chịu, nhưng mà cũng phải ăn.

1 ngày đẹp trời có con khỉ cái, nó vô tình làm sao lọt khoai lang xuống nước, nó nhặt cái đó lên và nó lấy ăn, thấy ngon quá, từ đó nó biết rửa khoai trước khi ăn. Nó hướng dẫn cho ba, cho mẹ và anh em của nó, và từ từ gia đình nó hướng dẫn cho các gia đình xung quanh. Con khỉ nào được hướng dẫn, nhà khoa học đều đánh dấu lại.

Thì tới con khỉ thứ 100, bất ngờ đã diễn ra, con khỉ đó chưa tiếp cận với bất kỳ con khỉ nào và chưa từng được học cách rửa khoai, nhưng đưa khoai nó tự đi ra kiếm nước nó rửa. Và quan sát lại tất cả các con khỉ thứ 101 trở đi thì dần dần đều biết làm hết. Thì đi qua mấy đảo khác dù có khoảng cách địa lý, không thể nào con khỉ từ đảo này đi qua đảo kia được, nhưng các con khỉ trong đó đều biết rửa khoai.

Cuộc sống của 1 con người, xã hội ngày càng chuyển hóa khi chúng ta thay đổi cái nghe, cái thấy, cái nói, cái biết của chúng ta, đổi hình về tương lai của mình thì thuận duyên cũng giúp người khác thay đổi trong tương lai.

Nên là chúng ta sống ở trong gia đình, chúng ta quyết tâm chuyển đổi bản thân trước, qua thời gian hình ảnh tâm trí chúng ta thay đổi về bản thân của mình, về những người xung quanh, thì tự khắc gia đình cũng đổi theo.

Thì không cần mưu cầu sự thay đổi của người mà chỉ cần tập trung sự thay đổi chính mình. Đó là đổi hình ảnh tâm trí của mình về bản thân mình, về người thân xung quanh. Thay đổi cái biết về bản thân mình, cái biết về nhân sinh, cái biết về nhân duyên quả, để chúng ta đổi hình, sau đó từ từ chúng ta thay đổi cái nói.

Công thức đổi hình: Kiểm soát cái nghe – thấy,  thay đổi nói – biết, thì chúng ta đổi đời. Đầu tiên chúng ta đổi cái biết trước, đổi cái nói, kiểm soát được nghe, thấy thì từ từ chúng ta đổi hình là đổi đời.

Vậy thì cội nguồn cuộc sống của chúng ta với góc nhìn khoa học thì chính hạt mầm hình ảnh trong tâm trí quyết định.

Tổng kết

Như vậy thì chúng ta đã thắp lên được ngọn đèn giàu Tâm thái, người giàu Tâm thái là người có được sự trân trọng biết ơn ở Tình, bao dung ở Tánh và an vui ở Tâm.

Người giàu Tâm thái thì sẽ giữ trạng thái rung động điện từ nội tâm ở cân bằng và hướng dương, kích hoạt được những hạt giống tổng nghiệp trong tiềm thức theo chiều hướng tốt đẹp.

An vui thì sẽ kích hoạt nghiệp Thức, Bao dung kích sẽ hoạt nghiệp Duyên, Trân trọng biết ơn sẽ kích hoạt nghiệp Quả.

Từ đó, con người rất đơn giản để có cuộc sống tốt đẹp.

Trân trọng biết ơn các anh chị đã đón nhận tri thức này. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!