Khi nhắc đến năng lực, chúng ta thường nghĩ tới khả năng làm việc gì đó như năng lực quản lý, năng lực tổ chức,… vậy thì chính xác năng lực là gì, sau đây xin mời mọi người cùng với chúng tôi làm rõ nội dung giàu năng lực là gì này nhé!
Năng lực là gì?
Khi nhắc đến năng lực thì chúng ta hay nghĩ tới từ trưởng thành vì nếu không lấy trưởng thành kèm với năng lực thì chúng ta sẽ bị sai lệch về quá trình phát triển năng lực. Năng lực phát triển mà không đáp ứng với nhu cầu thực tế thì cũng không phù hợp.
Trong cuộc sống này có rất nhiều người có năng lực nhưng cuộc sống của họ cũng rất kém. Trái lại, một người thật sự có năng lực theo triết lý giáo dục tận gốc là một người trường thành, từ đó cuộc sống của họ rất tốt.
Các yếu tố tạo thành năng lực
Năng lực ở được tạo bởi 3 yếu tố:
- Yếu tố 1: Năng lực về quan niệm
- Yếu tố 2: Năng lực về quan hệ xã hội
- Yếu tố 3: Năng lực về chuyên môn
Ngoài xã hội, khi nhắc tới năng lực người ta chỉ nhớ đến năng lực về chuyên môn nhưng nếu chỉ có chuyên môn thì con người khiếm khuyết sự trưởng thành. Kết giao mối quan hệ xã hội giữa con người với con người cũng là một loại năng lực và quan niệm của người đó cũng là một dạng năng lực.
Nên chúng ta không lấy từ năng lực để hiểu đơn thuần mà chúng ta biến từ trưởng thành thành từ nền tảng cho khái niệm năng lực này, từ đó chúng ta mới phát triển được năng lực thật sự.
Vậy thì từ giờ trở đi chúng ta định nghĩa từ năng lực thành từ trưởng thành: trưởng thành trong chuyên môn, trưởng thành trong quan hệ xã hội và trưởng thành trong quan niệm. Thống kê cho thấy chuyên môn đóng góp 20%, quan niệm đóng góp 40% và quan hệ xã hội đóng góp 40% cho sự trưởng thành của con người
Trưởng thành là gì? Thế nào là người trưởng thành?
Trưởng thành là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt hơn so với trước đây.
Người trưởng thành là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa so với độ tuổi của họ.
Người giàu năng lực hay còn gọi là người trưởng thành hơn người là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa so với độ tuổi của họ, đồng thời (quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn) tiệm cận với người thành công mà bối cảnh xã hội công nhận.
Thuật ngữ “Bối cảnh xã hội công nhận“: Có những việc phù hợp với xã hội thời điểm này nhưng có những thời điểm khác lại không phù hợp. Do đó với góc nhìn nguyên lý thuận dòng chúng ta hiểu thuận bối cảnh xã hội thì ủng hộ, ngược thì bị phản đối.
Ví dụ: Bối cảnh xã hội ngày xưa cho rằng đánh con khi con còn nhỏ là giáo dục nhưng với quan niệm hiện tại thì việc đánh con lại không còn phù hợp.
Ngày xưa xã hội nói thương trường là chiến trường. Bối cảnh xã hội hiện nay không có đối thủ cạnh tranh mà cùng nhau hỗ trợ phát triển.
Theo thống kê với bối cảnh xã hội hiện nay, tốc độ trưởng thành của chúng ta như sau:
- Từ 0-30 tuổi: Tập trung 30 năm đầu tiên cuộc đời để phát triển chuyên môn.
- Từ 30-40 tuổi: 10 năm tiếp theo để phát triển về mối quan hệ xã hội.
- Từ 40-50 tuổi: 10 năm tiếp dùng để xây dựng quan niệm chuẩn.
Nhưng tuổi tác không đại diện cho sự phát triển của con người mà quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn mới đại diện tuổi trưởng thành của con người.
- Người trưởng thành trong chuyên môn là người thấu suốt các khái niệm nguồn có lợi trong ngành của họ và có tư duy đích đến của ngành.
- Người trưởng thành trong quan hệ xã hội là tập hợp được người có mối quan hệ quý mến, tin tưởng và thân thiết. Công thức phát triển nội tâm 1-2-20-500-10.000.
- Người trưởng thành trong quan niệm: Trong quá trình đi tìm kiếm sự trưởng thành trong quan niệm thì nhận thấy người giàu các yếu tố trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất được người khác đánh giá có quan niệm chuẩn. Quan niệm quyết định tâm thái,
Nếu chúng ta trưởng thành trong quan niệm, quan hệ xã hội thì đóng góp 80% năng lực của một người.
Khái niệm thập niên để đánh giá tuổi trưởng thành
Chu kỳ của trái đất cứ 10 năm thay đổi một lần. Đối với quan hệ xã hội của con người thì trung bình 5 năm sẽ đổi mối quan hệ xã hội một lần.
Lấy mốc năm 2000, 1990,1980,1970,1960,1950,1940,1930,1920,1910,1900,1890.
Cứ 10 năm trôi qua là một thế hệ hình tướng thì có giao thoa nhưng thực chất là có sự khác biệt. Thế hệ đi trước dẫn dắt thế hệ đi sau. Năm 2023 thì thế hệ 1960 lãnh đạo đất nước, lãnh đạo các tập đoàn, những người 1970 được dẫn dắt để thay thế họ. 7 năm nữa sang 2030 thì bắt đầu chuyển qua thế hệ 1980 được nâng đỡ, sang 2040, 2050 … thì thế hệ 2000 lãnh đạo đất nước.
Nếu đến thập niên của mình mà mình chưa đứng đầu ngành mình hoạt động thì tuổi trưởng thành mình chưa đạt, không được người ta dòm ngó.
Ai đó mà gánh vác vai trò sớm hơn thập niên của mình thì người ta định nghĩa người đó là nhân tài. Mục tiêu của WiT là đẩy tuổi trưởng thành của các con 1990, 2000 để kế thừa thập niên 1970.
Có 2 loại năng lực
Có 2 loại năng lực là năng lực làm việc và năng lực làm người. Một người đánh giá thành công của một người khi năng lực làm việc <20% và năng lực làm người >80%
Cao nhân đã chỉ điểm cho chúng ta:
Mọi vấn đề trong cuộc sống dùng thành công để giải quyết.
Mọi vấn đề thành công dùng trưởng thành để giải quyết.
Mọi vấn đề trưởng thành dùng học tập để giải quyết.
Như vậy để đẩy nhanh sự trưởng thành hay gọi là rút ngắn sự trưởng thành, thay vì đến 50 tuổi mới trưởng thành thì năm 20 tuổi đã có sự trưởng thành hơn người, thì chỉ có một con đường duy nhất: học tập.
Học tập để nắm bắt các qua niệm chuẩn về những vấn đề trong cuộc sống. Học tập để nâng cao nhận thức, từ đó phát triển mối quan hệ xã hội. Qua học tập chúng ta đã có được 80% sự trưởng thành rồi áp dụng quan niệm, quan hệ xã hội đó vào trong chuyên môn, chúng ta sẽ đơn giản có được thành công.
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, hẹn gặp lại các bạn ở những học phần tiếp theo.