loader image

Giàu Nhân Cách

Hầu như ai trong số chúng ta cũng có mong muốn bản thân hay con cái chúng ta trở nên thành công phải không các anh chị? Đối với thành công thì có hai phần, đó là làm việc thành công và làm người thành công, và đối với làm việc thì đó là 20%, còn làm người thì chiếm đến 80% quyết định nên sự thành công. Vậy làm người như thế nào là làm người thành công. May mắn cho chúng ta, các cao nhân đã chỉ điểm như thế này: “Làm người thành công là làm người là người khác thích ở gần”. Hôm nay chúng ta sẽ thông qua việc tìm hiểu về giàu nhân cách là gì để nhận được thế nào là một người mà người khác thích ở gần nhé!

Giàu Nhân cách là gì?

Định nghĩa nhân cách: Nhân cách của một người là tập hợp những trạng thái cảm xúc trạng thái nhận thức bên trong nội tâm được biểu hiện thông qua hình ảnh tâm trí và giá trị của người đó đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội xung quanh.

Định nghĩa người giàu Nhân cách: Người giàu Nhân cách là người tập hợp đủ đầy trạng thái Cảm xúc, trạng thái Nhận thức bên trong Nội tâm, biểu hiện thông qua sự Vui vẻ, Hy vọng, Niềm tin, Trí tuệ, Trân trọng Biết ơn, Yêu thương, Bao dung, Khiêm tốn, Chân thật. Thông qua hình ảnh tâm trí và giá trị của người đó đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội của người đó.

Giàu Nhân cách là gì?
Giàu Nhân cách là gì?

Nếu bây giờ một người nào đó vui vẻ và mang lại sự vui vẻ cho chúng ta nữa thì các anh chị thích ở gần người đó không các anh chị, một người vui vẻ rồi mang lại sự vui vẻ cho chúng ta thì chúng ta thích ở gần không ạ?

Một người có hi vọng và mang lại hi vọng cho chúng ta các anh chị có thích ở gần người đó không tiếp xúc họ thì cuộc đời chúng ta ngày càng có hi vọng hơn.

Một người có niềm tin và mang lại niềm tin cho chúng ta ở đây định nghĩa là niềm tin tích cực nghe. 

Một người có trí tuệ và mang lại trí tuệ cho chúng ta thì các anh chị có thích ở gần người này không các anh chị?

Nếu người này có cái sự trân trọng biết ơn trân trọng biết ơn chúng ta và mang lại được nguồn năng lượng trân trọng biết ơn cho chúng ta nữa thì theo các anh chị các anh chị có thích ở gần người này không ạ? 

Nếu một người có yêu thương chúng ta mang lại nguồn năng lượng yêu thương cho chúng ta thì chúng ta có thích ở gần không?  

Nếu một người bao dung và mang lại cái sự bao dung cho chúng ta một người khiêm tốn và mang lại sự khiêm tốn cho chúng ta cảm nhận được sự khiêm tốn cho chúng ta giúp cho chúng ta cảm nhận được nguồn năng lượng này và một người chân thật thì các anh chị thích ở gần người này không ạ? 

Vậy thì nếu một người nếu một người mà mang lại cả sự vui vẻ, mang lại hi vọng, mang lại niềm tin, mang lại trí tuệ, có sự trân trọng biết ơn, có sự yêu thương, có sự bao dung, có sự khiêm tốn và có sự chân thật thì theo các anh chị các anh chị có thích ở gần người này không.

Nếu cả chín đặc tính này? Theo các anh chị có cả 9 đặc tính này thì sao ạ? 

Thì người đó sẽ thu hút được tất cả các dạng người và tất cả mọi người đều thích ở gần người đó. Vậy thì người có tập hợp đủ đầy cả 9 yếu tố này chúng ta gọi đây là người giàu Nhân cách.

Vậy bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng yếu tố trong 9 loại nhân cách này nhé các anh chị.

Vui vẻ

  1. Vui vẻ đến từ trạng thái nhận thức & trạng thái cảm xúc của nội tâm, được là biểu hiện do khoái lạc và an vui. 
    • Khoái lạc là trạng thái hài lòng nội tâm do thoả mãn về Tài-Sắc- Danh- Thực- Thuỳ. 
    • An vui là trạng thái hài lòng nội tâm khi nhận được sự chân thật nơi chính mình. 
  2. Người mang lại vui vẻ cho người khác  
    • Khoái lạc: Là người giúp người khác RÕ MONG MUỐN, giúp thoả mãn tài, sắc, danh, thực, thùy cho người khác.
    • An Vui: Là người giúp người khác nhận được sự CHÂN THẬT nơi chính mình.

Niềm tin

Định nghĩa

  • Niềm tin đến từ trạng thái của nhận thức là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực hoặc chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến.
  • Niềm tin thì có niềm tin tích cực và niềm tin tiêu cực.
  • Trong mỗi chúng ta ai cũng có niềm tin, đó là niềm tin làm được hay không làm được.

Người mang lại niềm tin cho người khác 

  • Là người giúp người khác nhận ra rằng họ đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến  
  • Phân tích cho họ biết tại sao họ làm chưa được, giúp họ nhận dạng được nên làm gì để thành công  

Cách để có niềm tin

  • Giữ chữ tín  
  • Liêm chính nội tâm  
  • Toạ thí  
  • Ghi nhận đóng góp của người  
  • Gánh vác trách nhiệm  
  • Thân thí  
  • Nhất định kinh doanh môi trường thành công  

Hy vọng

Định nghĩa:  

  • Hy vọng đến từ trạng thái nhận thức và cảm xúc biểu hiện ra bên ngoài 
  • Là trạng thái thỏa mãn cái THAM và TƯỞNG của nội tâm về điều mà tâm trí muốn hướng đến

Người mang lại niềm tin cho người khác:  

  • Là người giúp người khác lãm rõ đích đến của họ. 
  • Là người giúp người khác nhận ra hoặc tối ưu được công cụ phương tiện để có thể đạt được điều họ mong muốn. 

Cách để có hy vọng: Nói lời an vủi, động viên, khích lệ 

Trí tuệ

Định nghĩa: Trí tuệ đơn giản được hiểu là một khái niệm chỉ về trạng thái nhận thức nội tâm.  

Có 5 tầng bậc trí tuệ

  • Bậc 1: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm phân biệt được đúng- sai, nên- không nên, tốt- xấu, về con người, sự vật, sự việc, hiện tượng hay hoàn cảnh.
  • Bậc 2: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi.
  • Bậc 3: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm mọi sự vật sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh & con người có tính không.
  • Bậc 4: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm tự nhiên biết nên nói, tự nhiên biết nên làm điều gì phù hợp với hoàn cảnh thực tại.
  • Bậc 5: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm trùm khắp, không bị rào cản bởi không gian và thời gian.

Người mang lại trí tuệ cho người khác

  • Giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm thông qua quan niệm câu chuyện bài học…để họ có thể đứng trên vấn nạn phát sinh.  
  • Làm rõ 5 tầng bậc trí tuệ, 3 hệ quy chiếu để nâng nhận thức nội tâm.

Một con người nên phấn đấu để trở nên không chỉ trí tuệ mà con thông thái, khôn ngoan và uyên bác:

  • Người khôn ngoan: Là người linh hoạt ứng dụng 4 tầng bậc nhận thức nội tâm đối với sự vật, sự việc, hiện tượng, con người và hoàn cảnh.
  • Người thông thái: Là người giúp người khác đứng trên các vấn nạn trong cuộc sống.
  • Người uyên bác: Là người biết tìm tài liệu đúng ở đâu và là người hiểu cả về kiến thức vũ trụ quan – thế giới quan – nhân sinh quan có chiều sâu, chiều rộng và được phân tầng trong công việc và cuộc sống.

Yêu thương

Định nghĩa: Yêu thương đến từ trạng thái của cảm xúc bên ngoài và biểu hiện trên 4 động lực sinh tồn: Bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội.

Trọng điểm của yêu thương bản thân là sự đủ đầy, một người có sự đủ đầy bên trong nội tâm sẽ biểu hiện vật chất là bên ngoài là yêu thương bản thân.

Trọng điểm của đủ đầy chính là trân trọng biết ơn. Mình nhận diện được tính hữu dụng thì sẽ trân trọng biết ơn. 

Một người vì yêu thương bản thân sẽ học được cách yêu thương cả thế giới, bao gồm gia đình, tổ chức và xã hội.

Làm thế nào để mang lại sự yêu thương cho người khác: Sử dụng 5 ngôn ngữ yêu thương 

  • Nói lời yêu thương  
  • Dành thời gian chất lượng  
  • Hành động chăm sóc
  • Quà tặng  
  • Cử chỉ âu yếm

Trân trọng biết ơn

Trân trọng biết ơn
Trân trọng biết ơn

Định nghĩa: Trạng thái nhận thức nội tâm cảm động trước sự vật sự việc hiện tượng hoàn cảnh và con người.

Cách làm cho người có sự trân trọng biết ơn

  • Cho đi hào phóng đón nhận cừ khôi.
  • Sử dung ngôn ngữ trân trọng biết ơn.
  • Cảm động với hành vi người khác.
  • Quảng bá.
  • Trở thành cổ máy công đức phước đức bằng sự trân trọng biết ơn.

Bao dung

Định nghĩa: Là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất cứ điều gì ở hành vi của người khác. Là trạng thái nội tâm khi tham & tưởng được dừng lại. 

Cách giúp cho con người có sự bao dung:

  • Giúp họ nâng lên tầng nhận thức bậc 2: Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính ta (nhưng lỗi không phải do ta). 
  • Giúp họ: Tôn trọng, thấu hiểu, chấp nhận. 
  • Luôn tâm niệm: Con người là vốn và con người không có vấn đề. Bao dung cho người khác chính là chìa khóa cứu lấy tương lai của chính mình. Người xứng đánh được bao dung nhất là bản thân mình.

Khiêm tốn

Khiêm tốn đúng lúc, cúi xuống phù hợp
Khiêm tốn đúng lúc, cúi xuống phù hợp

Định nghĩa:  

Người có nhân cách khiêm tốn là người luôn khích lệ người khác, luôn nhận thức được người khác có điểm giỏi hơn mình, biết vươn lên và cúi đầu đúng lúc và nhìn nhận rằng tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay đều trực tiếp hay gián tiếp  nhờ sự dẫn dắt, giúp đỡ của nhiều người. 

Các thầy cô đã chỉ điểm: Có 2 triết lý ứng dụng sự khiêm tốn là triết lý cây lúa và triết lý ngu, và một tâm niệm để ta có được sự khiêm tốn đó là thành tựu do người.

Triết lý cây lúa: Cây lúa vươn lên khi nhỏ và cúi đầu khi trĩu hạt. Con người khiêm tốn là người khi chưa có thành tựu thì phải biết vươn lên để được bồi dưỡng chứ không cúi đầu, nếu không sẽ bị chà đạp và nhổ bỏ. Còn khi đã có thành tựu rồi thì phải biết cúi đầu xuống, không thì người ta sẽ nhổ bỏ.

Các cao nhân gọi đây là biết vươn lên đúng lúc và cúi xuống phù hợp.

Triết lý ngu: Thừa nhận người khác giỏi hơn mình.

Một người biết áp dụng triết lý ngu trong khiêm tốn thì mới giữ được thành tựu của mình và tập hợp được con người, giúp họ phát triển toàn diện.

Thành tựu do người: Có được nhận thức rằng thành tựu của chúng ta ngày hôm nay là do con người mà có: Khai mở trí tuệ do thiện đại tri thức, đạo lý do thầy cô, tư duy do chuyên gia, dẫn dắt do minh sư, chỉ điểm do cao nhân, kết nối do nhân mạch, giúp đỡ do quý nhân, cống hiến gánh vác do nhân tài, tương trợ do thần tài.

Chân thật

Định nghĩa: Người có nhân cách chân thật là người biết mình đang nghe, biết mình đang thấy, biết mình đang nói và biết mình đang biết. 

Là người nói được những gì mình làm và làm được những gì mình nói.

Vừa rồi chúng tôi đã chuyển giao cho các anh chị những khái niệm liên quan đến giàu Nhân cách, bao gồm các yếu tố vui vẻ, hy vọng, niềm tin, trí tuệ, trân trọng biết ơn, yêu thương, bao dung, khiêm tốn và chân thật.