Shopping cart

Nguyên Lý Vòng Tri Thức

Nguyên lý vòng tri thức là nguyên lý nói về các mức độ hiểu biết của một con người, nói về cách mà chúng ta có thể mở rộng sự hiểu biết của mình và giúp chúng ta hấp thu vô hạn tri thức của nhân loại. Cùng tìm hiểu xem nguyên lý này là gì qua bài viết sau đây nhé!

Vòng tròn tri thức là gì?

Vòng tròn tri thức là gì?
Vòng tròn tri thức là gì?

Để diễn giải cho nguyên lý này, chúng ta dùng 4 vòng từ nhỏ đến lớn:

  • Vòng trong cùng đại diện cho những gì chúng ta biết.
  • Vòng thứ 2 lớn hơn là những gì chúng ta biết mà đã quên.
  • Vòng thứ 3 lớn hơn là những gì chúng ta biết rằng mình không biết.
  • Vòng bên ngoài là đại diện cho những gì chúng ta không biết không biết: tức là có những tri thức, những hiểu biết mà chúng ta không biết là nó có tồn tại, cho đến khi chúng ta biết nó. Những tri thức như thế này thì rất bao la, vô hạn.

Nguyên lý vòng tri thức giúp chúng ta xóa đi cảm giác tự ti hoặc tự cao

Xét theo góc nhìn này thì tri thức của con người là như nhau, ai cũng đều có 4 vòng tri thức. Một người giáo sư so với một người nông dân, thì đều có chung các mức độ hiểu biết như sau:

  • Người nông dân chỉ biết những gì người nông dân biết, người giáo sư cũng chỉ biết những gì người giáo sư biết mà thôi.
  • Người nông dân có cái người nông dân quên, người giáo sư cũng có những cái biết mà quên.
  • Người nông dân có cái người nông dân biết không biết, người giáo sư cũng có những cái biết không biết.
  • Người nông dân có cái người nông dân không biết không biết, và người giáo sư cũng như vậy.

Vì ai trong số chúng ta cũng đều có chung các mức độ hiểu biết như ở trên. Cho nên chúng ta không nên có cảm giác tự ti rằng chúng ta kém hiểu biết hơn người. Và cũng không nên có cảm giác tự cao rằng mình hiểu biết hơn người. Người nào làm thường xuyên ở một lĩnh vực thì qua thời gian, họ có khả năng giỏi lĩnh vực đó. Tuy nhiên họ cũng chỉ biết cái mà họ đang biết mà thôi. Việc này không đại diện là họ hiểu biết hơn người.

Nguyên lý vòng tri thức là cần lấy cái biết của mình nói cho người nghe thì người không hiểu

Khi chúng ta chia sẻ một điều gì đó cho một ai đó, có phải chúng ta chỉ có thể lấy cái biết của mình để chia sẻ không? Vì cái mình đã quên, cái mình không biết thì làm sao mà nói cho nên chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, chúng ta chỉ có thể lấy cái biết của mình để nói cho người ta nghe thôi.

Khi chúng ta lấy cái biết của mình để nói cho người ta nghe, thì có khả năng chạm vào 1 trong 4 vòng hiểu biết của người đối diện:

Chạm vào vùng biết biết

Thấu suốt nhân sinh bằng vòng tròn hiểu biết
Thấu suốt nhân sinh bằng vòng tròn hiểu biết

Nếu mình nói suốt với người nghe những điều mà người ta biết rồi thì dần dần người ta cũng chán.

Chạm vào vùng biết quên

Lúc đầu người nghe cũng cảm thấy được gợi mở điều gì đó và có thể họ cảm thấy chút xíu thú vị. Nhưng thực chất người ta cũng không có hứng thú lắm đối với những cái người ta đã quên. Vì thông thường những cái mà người ta đã quên, có nghĩa là điều đó nó không quan trọng với họ, không còn ứng dụng trong cuộc sống nên họ mới quên. Trong khi đó, có những tri thức thực sự quan trọng trong cuộc sống thì dù chỉ học một lần nhưng nhiều năm sau họ cũng nhớ.

Chạm vào vùng biết không biết

Họ cũng thấy có hiểu biết nhưng dấu ấn trong tâm trí họ cũng không cao và người ta sẽ mơ hồ về nó.

Chạm vùng không biết không biết

Thông thường người nghe sẽ bị đơ khi nghe các tri thức kiểu này.

Cho nên, nếu chúng ta lấy cái biết của mình nói cho người nghe thì người không hiểu.

Nguyên lý vòng tri thức lấy cái biết của người nói cho người nghe thì người hiểu

4 cấp bậc để nói cho người ta thấu hiểu

Chúng ta muốn cho người ta thấu hiểu một điều gì đó, chúng ta phải dựa vào dựa vào cái biết của họ mà nói cho họ hiểu.  Nên nó có 4 cấp bậc để nói cho người ta thấu hiểu:

Có 4 cấp độ khi nói: nói cho người ta biết, nói cho người ta hiểu, nói cho người ta thấu suốt và nói cho người ta chuyển hóa. Mỗi một người khi bước vào một lớp học hoặc tiếp xúc với một tri thức nào đó, sẽ có tâm thái khác nhau. Có người chỉ muốn biết thôi, có người lại muốn hiểu, có người muốn thấu suốt và cũng có người muốn chuyển hóa. Cho nên nếu người chia sẻ chỉ lấy cái biết của họ mà nói thì người nghe sẽ không hiểu.

Dựa vào cái biết của họ để mà nói

Vậy muốn người nghe hiểu thì mình sẽ dựa vào cái biết của họ để mà nói:

  • Dựa vào niềm tin của người mà nói cho người biết.
  • Dựa vào cái biết của người mà nói cho người hiểu.
  • Dựa vào nghi vấn của người mà nói cho người thấu suốt.
  • Dựa vào mong muốn của người mà nói cho người chuyển hóa.

Chúng ta cũng không nên xem thường những tri thức thuộc dạng thuần biết, vì không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải hiểu, cần thấu suốt và cần chuyển hóa. Tùy thuộc bối cảnh và giai đoạn khác nhau thì chúng ta sẽ nói cho học viên biết, nói cho học viên hiểu, nói cho học viên thấu suốt hay nói cho học viên chuyển hóa.

Mở rộng cái biết-biết của mình về nhân sinh là việc rất quan trọng

Mở rộng vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan nhờ vòng tròn hiểu biết
Mở rộng vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan nhờ vòng tròn hiểu biết

Nếu trong tương lai, cái hiểu biết của mình về nhân sinh càng ngày càng rộng, càng lớn có phải cuộc sống của chúng ta sẽ thuận lợi và hanh thông hơn rất nhiều không? Mình biết về chính mình, mình hiểu về chính mình, mình thấu suốt về chính mình và chuyển hóa về chính mình. Sau đó mình giúp cho người khác hiểu về chính họ, thấu suốt về chính bản thân họ và giúp họ chuyển hóa về nhân sinh.

Cho nên nếu chúng ta tiếp xúc với một tri thức nào đó mà chúng ta bị đơ, không hiểu gì thì chúng ta hãy kiên nhẫn, đừng lăn tăn, cũng đừng vội phán xét đầu óc của mình. Chúng ta hay cho mình một cơ hội được nhúng mình vô học tập, rồi mình sẽ biết, sẽ hiểu, sẽ thấu suốt và sẽ chuyển hóa. Vì biết đâu đó là tri thức giúp chúng ta thay đổi cuộc sống.

Lời kết

Một lần nữa biết ơn cao nhân đã chỉ điểm, biết ơn tri thức thầy cô, biết ơn các bạn đọc đã đọc và lan tỏa tri thức này.

Hẹn gặp mọi người ở những bài viết tiếp theo.

WIT xin trân trọng biết ơn.

Chia sẻ: