Quy luật ánh hưởng là một trong các quy luật lớn hiện nay. Vậy quy luật ảnh hưởng là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Khái niệm quy luật ảnh hưởng
Có nghĩa là tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó.
2. Cách ảnh hưởng tới con người
Sau khi thu hút con người gần mình thì cần làm cho người ta mở trái tim ra, sau đó chúng ta mới tạo lập giá trị cho họ để họ bắt đầu chuyển hóa. Khoảng cách của con người với con người nằm ở khoảng cách giữa trái tim với trái tim. Nên khi cảm nhận được tình yêu thương của nhau thì khoảng cách giữa trái tim với trái tim rất gần, chỉ cần nói nhỏ là đã thấu hiểu nhau.
Nhưng khi nóng giận cãi nhau thì chúng ta phải tự hiểu là khoảng cách giữa trái tim với trái tim đã rất xa rồi, dù có nói tiếng thế nào đối phương cũng sẽ không lắng nghe và thấu hiểu. Vì thế không còn cách nào đơn giản hơn cách kéo gần khoảng cách trái tim lại với nhau.
Người có sức ảnh hưởng là người như thế nào?
Người có sức ảnh hưởng là người thuần tâm đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích cá nhân của mình.
- Làm gì lợi mình hại người tuyệt đối không làm.
- Làm gì hại mình hại người vĩnh cửu không làm.
- Làm gì lợi người không tổn hại đến mình miễn cưỡng làm.
- Làm gì lợi người lợi mình nhất định phải làm
Ảnh hưởng tới người khác bằng cách đặt lợi ích của họ cao hơn lợi ích của mình nhưng không hạ lợi ích của mình.
Muốn kiếm 1 đồng cho bản thân cần tạo giá trị 10 đồng cho gia đình, 100 đồng cho tổ chức, 1.000 đồng cho đất nước, 10.000 đồng cho thế giới
Người đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích của mình thì lời nói của họ sẽ có sức ảnh hưởng, có thần lực và thần linh. Khi chúng ta khởi tâm đặt lợi ích con người cao hơn lợi ích của mình thì không thấy con người lợi dụng gì hết. Chúng ta đang cho người khác mượn sức để đạt được ước nguyện cuộc đời của họ. Vì điều gì mà chúng ta có tâm niệm đặt lợi ích của người khác lên cao hơn lợi ích của mình thì con người sẽ cảm nhận tình yêu thương của chúng ta, sau đó họ mới chuyển hoá và nghe lời chúng ta.
Tại sao cần người khác nghe lời chúng ta?
Góc nhìn của xã hội học
Theo góc nhìn của xã hội học, con người là sản phẩm của môi trường, là con của môi trường. Cho nên khuynh hướng của con người trong đời sống là nếu họ không nghe chúng ta thì sẽ nghe người khác. Nếu chúng ta có triết lý giáo dục tận gốc dẫn dắt, có định hướng cuộc sống hướng tới 7 sự giàu toàn diện (giàu Trí tuệ, giàu Tâm thái, giàu Nhân cách, giàu Phẩm chất, giàu Năng lực, giàu Thể chất, giàu Vật chất) thì tại sao không nói cho người khác nghe? Định hướng cuộc đời của chúng ta là đang hướng về phía ánh sáng thì hãy nói với người khác và đồng hành cùng họ hướng về phía ánh sáng.
Trong giáo dục con cái
Trong giáo dục con cái cũng vậy, thay vì để cho xã hội định hướng cho con thì chúng ta cùng đồng hành với con, hướng tới cuộc sống giàu toàn diện. Hằng ngày trong cuộc sống, đằng nào thì chúng ta cũng dùng lời nói để giao tiếp với con người, vậy nếu chúng ta siêng nói lời đạo lý cho người khác nghe thì sao? Xã hội này không phải không có người tốt mà tại vì người tốt ít nói lời đạo lý. Lời nói đạo lý mà được nhắc đi nhắc lại thì sẽ có sức lan tỏa rất mạnh.
Người khác sẽ nghe lời chúng ta khi chúng ta có một trong hai yếu tố sau:
- Đầu tiên, nếu chúng ta làm cho họ cảm nhận được tình yêu thương của chúng ta dành cho họ lớn hơn tình yêu thương của họ dành cho chúng ta thì lúc này họ sẽ nghe lời đạo lý của chúng ta. Cho nên chúng ta phải trao yêu thương để họ nghe lời và chuyển hoá.
- Hoặc là khi chúng ta có cảnh giới cuộc sống là ước mơ của người khác thì họ sẽ nghe lời chúng ta.
Tại sao con phải nghe lời cha mẹ?
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay kỳ vọng con cái nghe lời mình nhưng chính họ nhiều lúc chưa trả lời được tại sao con cái cần phải nghe lời mình nên không dẫn dắt con cái được.
Bây giờ chúng ta hướng tới giàu toàn diện thì đời sau của chúng ta sẽ tự khắc hướng tới giàu toàn diện một cách mạnh mẽ. Một gia đình như vậy mới theo kịp văn minh và tiến bộ của thế giới. Chúng ta chỉ cần kiến tạo môi trường và thân giáo thì con cái tự khắc làm theo chúng ta.
Người có sức ảnh hưởng khi đặt lợi ích của con người cao hơn lợi ích của mình nhưng không hạ lợi ích của mình. Đồng thời qua thời gian, lời nói của người đó sẽ có thần linh thần lực, là lời nói “phun châu nhả ngọc”.
Lời kết
Và hãy nhớ:
Nước thấp là biển
Người thấp là vua.
Xin trân trọng biết ơn cao nhân chỉ điểm, trân trọng biết ơn tri thức, trân trọng biết ơn nhân duyên trong tổng nghiệp, cho chúng ta cơ hội được tiếp cận và đón nhận tri thức tuyệt quý này.
Xin gửi tới người thầy kính yêu của chúng ta sự trân trọng biết ơn sâu sắc, biết ơn vì chúng ta có đủ phước báu để được Thầy dẫn dắt trong hành trình Thấu Hiểu Nội Tâm – Kiến Tạo An Vui và sống một cuộc đời đầy giá trị, đầy ý nghĩa. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!
Một lần nữa xin trân trọng biết ơn bạn đọc luôn yêu mến, đón nhận và lan toả tri thức này đi muôn nơi! Xin trân trọng biết ơn!