Cuộc đời này thật hạnh phúc khi chúng ta biết về trí tuệ. Chúng ta được học tập về 4 dạng người: người trí tuệ, thông thái, khôn ngoan và uyên bác. Quan sát thấy con người đánh giá cao người có trí tuệ. Vậy giàu trí tuệ là gì?
Nhưng mà khái niệm đó chúng ta có cảm giác mơ hồ trong tâm trí của mình. Thông thường thì ai cũng nói phải học tập để có trí tuệ. Nếu bây giờ mình khai mở trí tuệ thì cuộc đời mình sẽ ra sao và trí tuệ là những gì?
Về các tôn giáo thì trong Phật giáo người ta mới dùng từ trí tuệ, còn khoa học người ta dùng từ thông minh. Người thông minh có tư duy. Trí tuệ khác với tri thức.
Con người uyên bác là người hiểu biết rất nhiều khía cạnh hơn người nhưng chưa chắc có trí tuệ. Nhưng mà người có trí tuệ có cơ hội trở nên uyên bác. Trí tuệ cũng là nền tảng của thông thái và nền tảng của khôn ngoan. Nên khi trở thành một người có trí tuệ thì chúng ta có điều kiện trở thành bất kỳ ai mà chúng ta mong muốn.
Chúng ta cùng hiểu về khái niệm trí tuệ. Người có trí tuệ là sao? Làm giàu trí tuệ là làm sao?
Thông tin hóa trí tuệ
Xã hội hiện tại đánh giá quá cao từ trí tuệ, hiểu lầm là trí tuệ nó đến từ học vấn, tri thức. Chúng ta cùng phân tích rất rõ khái niệm này và từ từ thắp sáng ngọn đèn trí tuệ lên trong con người mình.
Trí tuệ đơn giản được hiểu là một khái niệm chỉ về trạng thái nhận thức nội tâm. Có 5 tầng bậc nhận thức nội tâm tương ứng 5 tầng bậc trí tuệ.
- Tầng bậc 1 là trạng thái nhận thức nội tâm về con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh đúng hay sai, tốt hay xấu, thật hay giả, nên hay không nên.
- Tầng bậc 2 là trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống xuất phát từ bản thân.
- Tầng bậc 3 là trạng thái tánh không của nội tâm.
- Tầng bậc 4 là trạng thái tự nhiên biết của nội tâm.
- Tầng bậc 5 là trạng thái trùm khắp của nội tâm.
Đừng tưởng là bậc cao là ngon mà chúng ta dùng nhận thức nội tâm phù hợp với hoàn cảnh mới ngon.
Tầng nhận thức bậc 1
Với tầng nhận thức này thì tối ngày chúng ta chỉ thấy con mình sai, vợ mình không đúng, làm cái này sai, thằng này nó xấu cũng kết bạn với nó, tại vì con vừa kết bạn là đã thấy con kết bạn với người xấu rồi,… Nếu ai sử dụng xuyên suốt trí tuệ tầng bậc 1 thì chuỗi ngày đau khổ kéo dài.
Và đặc biệt những người theo góc nhìn khoa học thì bị dính vô cái này. Nếu giữ nó trong công việc thì ngon. Nhưng nếu giữ tầng nhận thức này đối với con người, không biết tách công việc với con người, giữ mãi tầng nhận thức này thì tiếp tục đau khổ với con người.
Tầng nhận thức bậc 2
Tầng bậc 2 là trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống xuất phát từ bản thân. Ý nghĩa là chúng ta cảm giác được mọi vấn đề phát sinh xung quanh cuộc sống của chúng ta đều xuất phát từ chính mình mà ra. Nhưng mà mình cũng không oán trách mình, không đổ lỗi cho mình cũng không có đổ lỗi cho người.
Nếu chúng ta thấu suốt được Công thức cội nguồn cuộc sống và lấy tri thức đó chia sẻ cho nhiều người cùng thấu suốt thì nhận thức chúng ta sẽ nâng lên tầng bậc 2 một cách đơn giản.
Khi mà chúng ta thấu suốt Tam giác hiện thực và lấy tri thức Tam giác hiện thực đi chia sẻ, lan tỏa cho nhiều người cùng thấu suốt thì chúng ta sẽ hoàn thiện dần tầng nhận thức bậc 1. Có nghĩa là tri thức về Tam giác hiện thức giúp cho chúng ta hoàn thiện nhận thức bậc 1 nhưng tiệm cận bậc 2.
Trong khi đó, tri thức Công thức cội nguồn cuộc sống lại giúp chúng ta nâng nhận thức lên bậc 2 tiệm cận bậc 3.
Tầng nhận thức bậc 3
Tầng bậc 3 là trạng thái tánh không của nội tâm khi chúng ta đón nhận một thông điệp. Ví dụ khi chúng ta đối diện với một con người, với sự vật, hoàn cảnh, hiện tượng, với tất cả mọi cái thì chúng ta nghe, chúng ta thấy thông điệp truyền tải bên ngoài vào. Ngay tức khắc chúng ta đón nhận nó bằng sự chân thật nơi chính mình, nghe và thấy không bị dính mắc vào tánh và tình. Ngay giây phút đó nó khởi tạo tánh không của nội tâm.
Ai đó phước báu công đức thì họ sẽ có những giây phút này, nhưng mà người nào chưa mở được trạng thái nhận thức nội tâm này thì cũng không sao. Từ từ mình cứ mở sau.
Nhưng mà từ khi mở được trạng thái nhận thức nội tâm này thì thời điểm đó chúng ta mới bắt đầu thật sự bước vào thế giới nội tâm. Còn nếu chưa mở được thì bước đầu tiên chúng ta đang tiệm cận nó dần dần.
Tầng nhận thức bậc 4
Tầng bậc 4 là trạng thái tự nhiên biết của nội tâm. Trên thế giới trạng thái này xuất hiện nhiều lắm đối với một số con người nổi tiếng khi tự nhiên họ biết một điều gì đó, tạo ra những phát minh sáng chế vĩ đại, viết ra những cuốn sách với những ý tưởng mới mẻ giúp cho xã hội.
Trí tuệ tầng bậc 4, hay còn được gọi là trí tuệ vô sư trí là trí tuệ không có thầy dạy.
Có 2 khái niệm là vô sư trí và hữu sư trí. Hữu sư trí có nghĩa là trí tuệ của mình, hiểu biết của mình có thầy dạy. Vô sư trí là hiểu biết của chúng ta không có người dạy, chúng ta tải về từ văn minh không gian hoặc từ kho tổng nghiệp thức của chúng ta.
Có những giây phút trạng thái nhận thức nội tâm chúng ta tự nhiên biết, bao gồm tự nhiên biết nên nói, tự nhiên biết nên làm điều gì phù hợp với hoàn cảnh.
Tầng nhận thức bậc 5
Tầng bậc 5 là trạng thái trùm khắp của nội tâm. Khi mở được trạng thái trùm khắp của nội tâm thì mở ra được thế giới quan.
Có một số người họ đang ngồi ở đây nhưng mà họ có thể thấy khắp nơi trên thế giới. Có những người khi đối diện với một người thì trùm khắp được quá khứ vị lai của người đó, biết người đó có quá khứ ra sao, tương lai như thế nào. Có những con người họ nhìn được sinh diệt của từng loài, biết khi nào loài đó mất đi, khi nào diệt đi, khi nào sanh. Rồi có những con người ngồi ở đây nhưng họ có thể nhìn xuyên thấu khắp nơi…
Các trạng thái nhận thức này được gọi trạng thái nhận thức bậc 5. Nhưng chúng ta cũng không nên tham mở cái này đối với đời sống bình thường của mình.
Cao nhân chỉ điểm, ai mà mở được tới tầng 3 tầng 4 là được rồi, mở tới tầng 5 thì cuộc đời không còn bình thường nữa.
Người giàu trí tuệ là người mà trạng thái nhận thức nội tâm vượt trên vấn nạn phát sinh. Còn nếu bạn có mở ra được trí tuệ tầng 5, tầng 4, tầng 3 nhưng mà hàng ngày vấn nạn kéo đến cũng không đại diện cho người giàu Trí tuệ. Trong trường hợp này chỉ có thể nói bạn có trí tuệ tầng bậc 3, chỉ có thể nói bạn có trí tuệ tầng bậc 4, bạn có trí tuệ tầng bậc 5.
Người có trí tuệ
Người có trí tuệ tầng bậc 1 là người có trạng thái nhận thức nội tâm phân biết được đúng – sai, thật – giả, nên – không nên , tốt – xấu đối với sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh, và con người.
Người có trí tuệ tầng bậc 2 là người có trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi, là người thấu hiểu và nhận thức mọi sự vật, sự việc đến từ phía chính họ, đến từ phía hạt mầm tâm trí của bản thân họ, không đến từ chính nó. Người có trí tuệ tầng bậc 2 là người không mưu cầu sự thay đổi từ phía bên ngoài mà nhận thức rất rõ cần sự thay đổi từ phía bên trong nội tâm, là người có tâm niệm “Mưu cầu sự thay đổi từ người khác là bắt đầu cho đau khổ, thay đổi bản thân là bắt đầu cho hạnh phúc”.
Người có trí tuệ tầng bậc 3 là người có trạng thái nhận thức nội tâm con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh bản chất không có vấn đề. Là người luôn sống được với thực tại, là người hằng sống được với sự chân thật nơi chính mình. Là người luôn biết mình đang nghe, biết mình đang nói, biết mình đang biết. Là người có được trạng thái an vui, thanh tịnh nội tâm.
Người có trí tuệ tầng bậc 4 là người có trạng thái nhận thức nội tâm tự nhiên biết nên nói, tự nhiên biết nên làm điều gì phù hợp với hoàn cảnh thực tại, là người có thể kết nối được với những kiến thức, hiểu biết vượt ngoài những gì bản thân nghe-thấy-nói-biết trong quá khứ, là người có tần sóng điện từ có thể tiếp cận với nền văn minh không gian.
Người có trí tuệ tầng bậc 5 là người có trạng thái nhận thức nội tâm không bị rào cản bởi không gian và thời gian, là người mở được toàn diện ngũ nhãn (nhục nhãn, huệ nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, phật nhãn)
Năng lượng hóa trí tuệ
Trí tuệ mang 3 nguồn năng lượng chính là nguồn năng lượng của sự an vui, nguồn năng lượng của bao dung và nguồn năng lượng của trân trọng biết ơn. Một ai đó luôn mang trong mình 3 nguồn năng lượng này thì người đó có nguồn năng lượng của trí tuệ.
Một con người giữ được nguồn năng lượng này trong họ thì sẽ hầu như đi đến đâu sẽ soi sáng đến đó. Nếu mà chúng ta luân chuyển và xuyên suốt được 3 nguồn năng lượng này thì có thể nói đó là người xuyên suốt được sự trân trọng biết ơn ở lớp tình, bao dung ở lớp tánh, an vui ở lớp tâm. Đó cũng được định nghĩa là người giàu tâm thái. Người giàu tâm thái là con người mang nguồn năng lượng của trí tuệ.
An vui
Đầu tiên đó là nguồn năng lượng của an vui. Chúng ta đã có cơ hội tìm hiểu về tánh không của nội tâm. Chân thật, tánh không và an vui là 3 thuật ngữ đại diện khi chúng ta nhận được sự chân thật nơi chính mình, sẽ khởi tạo tánh không của nội tâm và sẽ có được trạng thái của an vui. Vậy theo góc nhìn này, chân thật chính là thông tin. Khi có thông tin này thì năng lượng tánh không sẽ khởi tạo và biểu hiện vật chất chính là sự an vui của nội tâm.
An vui là trạng thái nhận thức nội tâm xuất phát từ sự chân thật nơi chính mình, xuất phát từ nghe – thấy – nói – biết mà không dính mắc vào lớp tánh và lớp tình của con người.
An vui là trạng thái nhận thức (cảm xúc) nội tâm mà khi đó tham và tưởng về tài, về sắc, về danh, về thực, hay về thùy được buông, được dừng, được thôi hay được dứt.
An vui là trạng thái nhận thức nội tâm biết mình đang nghe, biết mình đang thấy, biết mình đang nói, biết mình đang biết.
Vậy thì theo các anh chị chúng ta có được sự an vui không? Ví dụ chúng ta nóng giận với con cái thì có phải chúng ta đang tham tưởng về con? Các anh chị buông liền ngay tức khắc, dừng lại cái tham tưởng về điều đó có phải ngay tức khắc, các anh chị cảm thấy nội tâm rất là an yên, thoải mái, không có bị gì phải không ạ? Vậy thì ngay giây phút đó chúng ta có được biểu hiện của năng lượng an vui. Nhưng mà 3 ngày sau chúng ta lại tiếp tục khởi lại cái tham tưởng của chúng ta về con, chúng ta lại bực mình về con thì hãy tiếp tục khởi tạo nguồn năng lượng an vui.
Vậy làm sao để có nguồn năng lượng an vui bền nhất? Đó là thông tin của an vui nó xuất phát từ sự chân thật nơi chính mình. Xuất phát từ nghe thấy nói biết mà không dính mắc vào tánh và tình. Ngay tức khắc chúng ta biểu hiện vật chất của an vui. Ví dụ có một ai đó kể chuyện gì đó cho mình nghe, ngay lúc đó mình biết mình đang nghe trong an vui, mình thấy sự kiện nào đó, mình biết mình đang thấy nó thôi, rồi mình ngừng lại là mình thấy trong an vui.
Vậy thì khi mà con người mình có sự an vui bên trong, sự chân thật bên trong thì do cái tánh của con người mình khởi tạo. Nếu tham và tưởng theo chiều hướng dương thì làm cho tần số rung động năng lượng phát ra cao, khi trạng thái rung động điện từ nội tâm cân bằng thì nó sẽ phát ra nguồn năng lượng siêu cao. Trái lại, mình chỉ cần tham tưởng theo chiều hướng âm thì nó hạ thành thấp.
Nên là mình luôn luôn đủ đầy năng lượng, nếu mình giữ được sự an vui bên trong nội tâm thì năng lượng lúc nào cũng siêu cao. Vậy nên nó xuất phát từ trong con người mình thì nguyên tắc mình là cái máy phát năng lượng. Nếu nó bị chặn lại là do tham tưởng của mình.
Chúng ta đã từng dùng điện thoại mà điện thoại bị đơ hay máy tính bị treo, bị đơ bị lác chưa? Lúc đó chúng ta làm gì để cho nó khởi động lại từ đầu? Chúng ta sẽ tắt nguồn và khởi động lại. Vậy thì chúng ta có lộn xộn gì trong cuộc đời đi chăng nữa, hãy nhấn nút an vui. Đây là một loại năng lượng của trí tuệ chỉ cần khởi tạo, nó sẽ khởi động lại từ đầu.
Ai nhấn vô nút nguồn trân trọng biết ơn nó khởi tạo lại quả. Ai mà nhấn nút nguồn của bao dung nó khởi tạo lại cái duyên. Ai nhấn nút nguồn an vui nó khởi tạo lại cái thức, tự nhiên trí tuệ mình khai mở. Hằng ngày nhấn 3 nút này thường xuyên và luân chuyển thì năng lượng của trí tuệ sẽ khai mở.
Nếu chúng ta muốn phát triển tăng trưởng quả về tri thức thì dùng sự trân trọng biết ơn. Còn chúng ta muốn học tập phát triển tri thức từ con người thì chúng ta bao dung.
Khai mở trí tuệ sẽ giúp chúng ta thấu suốt nhiều điều trong cuộc sống, có nghĩa là nguồn năng lượng an vui nó đã khởi tạo. Nhân duyên con người đến với mình ngày càng sâu dày tốt đẹp rồi cái quả trong cuộc sống nhìn hình tướng nó bất ngờ nhưng bản chất trước đó đã khởi tạo nguồn năng lượng đó mà đến.
Bao dung
Nguồn năng lượng thứ hai của trí tuệ là bao dung. Theo định nghĩa của UNESCO, bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin vào tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.
Còn theo hệ quy chiếu Cấu trúc con người thì bao dung là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài
Bao dung là trạng thái nội tâm khi đó tánh tham và tánh tưởng được dừng lại.
Các anh chị nào đã học Nguyên lý hoạt động của tiềm thức và hiểu về tổng nghiệp rồi thì mới hiểu cái này, khi một sự việc bất như ý đến với chúng ta, tức là lúc đó quả bất như ý đã nở, thì đáng lẽ là nhân quả đã kết thúc ở đó rồi, đúng không các anh chị? Theo các anh chị thì lúc đó đáng lẽ nhân quả phải kết thúc chưa?
Nhưng mà chúng ta lại thiếu sự bao dung, nên là kết quả bất như ý lại tiếp tục được huân tập thông qua nghe thấy nói biết theo chiều hướng âm, một hạt mầm mới mang điện từ âm lại được gieo vào tiềm thức của chúng ta, vậy theo các anh chị thì tương lai kết quả có theo chiều hướng bất như ý không?
Còn nếu như khi sự việc bất như đến, chúng ta dừng lại tham tưởng, bao dung cho con người, thì khi đó hạt mầm không được gieo lại theo chiều hướng âm nữa thì nhân quả đã kết thúc tại đó.
Mà tại sao chúng ta lại phải bao dung cho người khác các anh chị? Bởi vì kết quả chúng ta có được ngày hôm nay đã được quy định bởi tổng nghiệp rồi, nếu không phải có tổng nghiệp đó thì chúng ta sẽ không nhận kết quả đó, không có người này mang lại thì cũng sẽ có người khác mang lại thôi.
Còn không có ai khác mang lại, thì các anh chị có tin là chính chúng ta tự mang lại kết quả đó cho bản thân không? Nhiều khi tổng nghiệp đến lúc đó chúng ta phải té, thì dù không có ai xô chúng ta té, chúng ta cũng sẽ tự giẫm phải vỏ chuối mình tự vứt ra mà té. Các anh chị hiểu ý này không ạ?
Nhận thức được điều này thì chúng ta không còn thấy con người có vấn đề nữa, kể cả con người đó là chính chúng ta. Nếu chúng ta tách được kết quả bất như ý và con người ra, bao dung được cho con người, thì đúng thật là chúng ta cứu lấy tính mạng của chính mình đó các anh chị. Tại vì sao? Tại vì khi bao dung được cho con người, tức là chúng ta đã kết thúc được nhân quả bất như ý khi nó xảy đến với chúng ta.
Trân trọng biết ơn
Trước khi có thể trân trọng biết ơn, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm ghi nhận biết ơn.
Ghi nhận biết ơn là gì?
Ghi nhận biết ơn là chìa khóa để mở ra cánh cửa làm chủ cuộc đời. Nếu một người nào có được sự ghi nhận biết ơn thì người đó từ từ sẽ dễ phát triển ra thành trân trọng biết ơn.
Đã là ghi nhận là những điều thuận theo mong muốn và tích cực nên khi chúng ta nói từ ghi nhận là đồng nghĩa với chúng ta ghi chép lại những tình tiết tốt và tích cực, lưu giữ những gì tốt đẹp ở nơi con người đó, sự vật sự việc đó.
Ghi nhận bản thân là ghi nhận bối cảnh của bản thân, là người đó chọn lựa những bối cảnh là nền tảng cho kết quả cuộc sống của mình hiện tại đem chia sẻ cho người khác nghe. Vẫn là kể câu chuyện về quá khứ của mình nhưng mình ghi nhận điều đó, biết ơn về những điều đó, ghi nhận bản thân để gặt hái thành quả ngày hôm nay. Những ai biết ghi nhận và biết ơn bối cảnh của bản thân, ghi nhận và biết ơn những gì mình học tập được trong quá khứ thì người đó sẽ trở thành những nhà quảng bá vĩ đại trong tương lai.
Cha mẹ đã tạo bối cảnh cho mình trở thành con người ngày hôm nay mà vô tình không biết ghi nhận bối cảnh, ghi nhận con thì cuối cùng trở thành mình là người xuất chúng trong mắt người nghe, còn con cái là những người tệ. Vô tình mình tích ác đức cho con.
Nếu cha mẹ biết ghi nhận, con của chúng ta rất hạnh phúc trong tương lai. Con có một người cha, một người mẹ biết ghi nhận biết ơn bối cảnh trong quá khứ tạo nên con người của cha mẹ thì ngay tức khắc con sẽ hình thành một hệ thống quan niệm rất chuẩn, đó là luôn ghi nhận và biết ơn những gì cha me đã làm cho mình, từ đó tạo ra một đứa trẻ rất đặc biệt trong tương lai.
Không cần phải nói năng chi cho nhiều, nếu còn mang nguồn năng lượng của an vui – bao dung – trân trọng biết ơn trong đó nữa thì còn tuyệt vời hơn bởi vì chúng ta đã mang năng lượng của trí tuệ soi sáng cho cuộc đời của con rồi.
3 trọng điểm
Có 3 trọng điểm:
- Thứ nhất ghi nhận biết ơn bản thân.
- Thứ 2 ghi nhận con người mang lại điều gì cho mình.
- Thứ 3 ghi nhận bối cảnh của cuộc sống nói chung để có được mình ngày hôm nay.
Cuộc đời con người như một dòng sông khúc nào cũng đẹp, có nghĩa là mình biết ghi nhận biết ơn những gì mình trải qua. Rồi mình đi đến đâu mang lại sự thịnh vượng cho nơi đó thông qua nguồn năng lượng ghi nhận biết ơn và trân trọng biết ơn.
Nguồn năng lượng trân trọng biết ơn luôn luôn tồn tại trong con người mình. Khi có nguồn năng lượng trân trọng biết ơn thì oán trách không tồn tại. Nơi nào có sự oán trách, nơi đó sự trân trọng biết ơn đã biến mất. Oán trách giống như bóng tối, khi oán trách xuất hiện thì bóng tối tràn về, ánh sáng mất đi.
Khi tồn tại sự hiển nhiên thì sẽ mất đi sự trân trọng biết ơn và dần dần sẽ xuất hiện oán trách.
Hiển nhiên ông bà là ba mẹ của con, mẹ phải lo cho con; hiển nhiên bà là vợ của tôi bà phải lo cho tôi thế này; hiển nhiên ông là chồng của tôi ông phải như thế kia; hiển nhiên anh là sếp của công ty thuê em về làm việc thì phải trả lương cho em nên người ta trả lương 30 năm, năm thứ 31 người ta gặp khó khăn xin khất lương có mấy tháng nhưng chúng ta đình công, nghỉ làm việc, giải thể công ty luôn.
Có một chàng thanh niên tùy tâm giúp đỡ một người ăn xin, mỗi ngày cho 2 đồng trong liên tục 3 năm. Năm thứ 4, ông ăn xin lại, người đó cho có 1 đồng. Ông ăn xin mới hỏi sao hôm nay cho tui có 1 đồng vậy? Người thanh niên nói tôi mới cưới vợ tháng trước, cần tích lũy tiền chút xíu nên từ giờ tôi đưa ông 1 đồng thôi. Người ăn xin táng cho chàng trai 1 bạt tai và nói: “Chính con mụ vợ của mày đã lấy mất của tao 1 đồng.”
Đối với người thân yêu của mình, nếu xóa luôn sự hiển nhiên, oán trách cũng tự khắc biến mất theo.
Mình đặt ra câu hỏi đối với sự tồn tại của bản thân mình ngày hôm nay có bao nhiêu người tham gia vào? Nó khủng khiếp lắm, chứ chưa nói tới sự phát triển của mình nữa, nó khủng lắm.
Trân trọng biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người. Là trạng thái nội tâm mà khi đó sự hiển nhiên không tồn tại. Là trạng thái khi chúng ta ghi nhận được lý do hiện diện, tầm quan trọng và tính hữu dụng của con người và vạn vật.
Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm: Là điều mà mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài tánh tham và tánh tưởng của thực tại về tài, về sắc, về danh, về thực, về thùy.
Có một ai đó rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn mà ngay giây phút đó không còn tham tưởng được nữa. Ví dụ như ai đó thiếu nợ đi mượn hết trơn ở những nơi có thể mượn, tất cả đều từ chối. Trong giây phút mình đóng lại hết tham tưởng về những con người có thể giúp mình thì tự nhiên đâu đó có một người xuất hiện. Người đó không nằm trong tham tưởng có thể giúp mình nhưng họ ra tay giúp đỡ mình lúc lâm nguy. Thì lúc đó mình rất cảm động.
Vậy thì khó khăn xảy ra do chúng ta thiếu sự cảm động nội tâm với con người. Mọi sự gắn kết và phát triển được trên cuộc đời này là do giây phút đó có sự cảm động mà sanh ra. Sự hiển nhiên là bẫy nội tâm vô cùng lớn.
Mình không thể kiểm soát tâm thái của con người nhưng mình kiểm soát được tâm thái của mình. Nên hãy giữ mãi được sự trân trọng biết ơn với chồng của mình, vợ của mình, con của mình, ba mẹ của mình. Mình đừng có quan tâm họ có biết ơn, cảm động với mình không, họ có trân trọng biết ơn mình không, mà mình quản trị chính mình thôi. Nhân của mình là như vậy, quả mình tự gặt sau.
Nếu ngồi phân tích tâm lý, trạng thái của con người thì tham tưởng của con người ngày càng lớn, thì việc làm của chúng ta ngày càng vĩ đại hơn nữa, lớn hơn nữa thì con người mới cảm động. Nên chăm sóc cảm động là một dạng đỉnh cao làm cho chúng ta ngày càng phát triển, phát triển mạnh mẽ tới mức không thể hình dung.
Nhưng mà nếu không cho khách hàng nhận thức được điều đó qua thời gian trong một tích tắc thì nó cũng có thể gãy. Nếu mà những nhân viên công ty, lãnh đạo công ty và những người phát triển sản phẩm dịch vụ biết quản trị cái nhân của họ là dù khách hàng có như thế nào, họ luôn cảm động và trân trọng biết ơn đối với khách hàng. Khách có mua hay không mua hàng họ đều trân trọng biết ơn thì sẽ quản trị được nhân, quả không cần bàn luận tới.
Trân trọng thì sở hữu, biết ơn thì thiên trường địa cửu.
Biểu hiện vật chất của trí tuệ
Biếu hiện vật chất của trí tuệ: Đơn giản – vui vẻ – tin tưởng – nhẹ nhàng. Đơn giản thì mới vui vẻ. Tin tưởng thì mới nhẹ nhàng
Chúng ta đều mình muốn một cuộc sống vui vẻ. Cuộc sống này đơn giản thì vui vẻ, tin tưởng thì nhẹ nhàng. Nó đơn giản vậy đó. Vậy nếu mình tin tưởng con người thì mình nhẹ nhàng. Nếu cuộc sống của một người nặng nề thì họ thiếu niềm tin, đặc biệt niềm tin ở con người.
Tin tưởng và đơn giản là một trạng thái là rất cân bằng. Thuật ngữ cân bằng nhất hiện nay trong cuộc sống mà mình dùng cửa miệng được đó là đơn giản. Mọi việc trong cuộc sống bây giờ mình chuyển sang từ đơn giản để mở miệng ra nói. Ai hỏi gì, câu đầu tiên mình nói đơn giản.
Hỏi mình làm được không? Nếu có người cầm tay chỉ việc thì mình sẽ làm được thôi. Mình có biết gì đâu, tại mình mới mà, nhưng mà mình thấy nó đơn giản.
Ví dụ như giờ người ta nói tư vấn huấn luyện nội tâm, giúp cho một con người thấu hiểu nội tâm, sống an vui? Có phải nếu mình vô chương trình chuyên gia tư vấn huấn luyện nội tâm học tập, có người tư vấn huấn luyện nội tâm tốt người ta chỉ dẫn cho mình học tập, thì mình làm được thôi chứ có gì đâu! Mình chưa làm thôi nhưng mình thấy đơn giản, vì mình thấy họ làm đơn giản.
Một số câu nói của các chuyên gia để chúng ta thấu hiểu các khái niệm này bạn có thể tham khảo:
- Việc phức tạp làm đơn giản, bạn là chuyên gia. Việc đơn giản làm thường xuyên, bạn là người trong ngành. Việc thường xuyên dụng tâm làm, bạn là người đắc thắng.
- Việc phức tạp suy nghĩ đơn giản cho ra định luật mới. Việc đơn giản suy nghĩ phức tạp cho ra lĩnh vực mới
Lời kết
Chúng ta đã vừa tìm hiểu khái niệm trí tuệ thông qua thông tin của trí tuệ, năng lượng của trí tuệ và biểu hiện vật chất của trí tuệ.
Xin trân trọng biết ơn cao nhân chỉ điểm, trân trọng biết ơn tri thức, trân trọng biết ơn nhân duyên trong tổng nghiệp, cho chúng ta cơ hội được tiếp cận và đón nhận tri thức tuyệt quý này.
Xin gửi tới người thầy kính yêu của chúng ta sự trân trọng biết ơn sâu sắc, biết ơn vì chúng ta có đủ phước báu để được Thầy dẫn dắt trong hành trình Thấu Hiểu Nội Tâm – Kiến Tạo An Vui và sống một cuộc đời đầy giá trị, đầy ý nghĩa. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!
Một lần nữa xin trân trọng biết ơn bạn đọc luôn yêu mến, đón nhận và lan toả tri thức này đi muôn nơi! Xin trân trọng biết ơn!
Trân trọng biết ơn bạn đã đón nhận những tri thức này.