loader image

Nguyên Lý Ánh Sáng

Trong cuộc đời chúng ta bạn đã bao giờ thử ngẫm lại có những lúc mình cố gắng hết sức nhưng kết quả không đạt như kỳ vọng, chỉ cần bạn ngừng cố gắng là mọi nỗ lực của bạn đã thành công cốc. Nhưng cũng có lúc thì mình chỉ cần nỗ lực vừa phải thì lại đạt được kết quả như mình mong muốn. Trước đây chắc nhiều người đều nghĩ khi đạt được kết quả gì đó là nhờ may mắn còn những trường hợp không được như ý thì do thiếu may mắn mà thôi. Có một câu nói đó là “Thuận tự nhiên – Tự nhiên thuận”. Vì vậy trong bài viết này WIT muốn giới thiệu cho các bạn một nguyên lý mang tên “Nguyên lý ánh sáng”. Vậy khái niệm nguyên lý ánh sáng thấu hiểu nội tâm là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên lý ánh sáng

Có một nội dung mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc, nhưng để mọi người dễ hình dung mọi người hãy cùng quan sát đồ hình dưới đây:

Nguyên lý thuận, nghịch chiều dòng nước
Nguyên lý thuận, nghịch chiều dòng nước

Một chiếc thuyền đi từ điểm A đến điểm B, giả sử là chiếc thuyền không có động cơ cũng không có người lái nếu dòng nước chảy từ điểm B đến điểm A thì rất khó để chiếc thuyền đi được tới đích, nếu có người chèo thì cũng phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng nếu dòng nước cũng chảy từ A đến B thì dần dần chiếc thuyền sẽ tới đích.

Trong cuộc sống cũng vậy chúng ta làm việc gì mà thuận theo nguyên lý, quy luật thì dễ thành, còn nếu chúng ta làm ngược với quy luật, nguyên lý thì dù cố nỗ lực đến như thế nào nữa kết quả của chúng ta cũng rất khó để đạt được như ý muốn.

Khái niệm nguyên lý ánh sáng thấu hiểu nội tâm là gì?

Trước khi đi vào nội dung nguyên lý ánh sáng chúng ta sẽ làm rõ một khái niệm gọi là nhị nguyên.

Nhị nguyên hiểu đơn giản là hai mặt, tức có cái này thì không có cái kia như âm dương hay ánh sáng và bóng tối vậy. Tức khi ánh sáng xuất hiện thì bóng tối biến mất và ngược lại bóng tối hiện hữu thì không có ánh sáng.

Để các bạn hiểu về nguyên lý ánh sáng chúng tôi muốn mọi người cùng nhìn vào hình vẽ dưới đây:

Nguyên lý nhị nguyên
Nguyên lý nhị nguyên

Tưởng tượng hình chữ nhật này là một căn phòng tối để làm sáng căn phòng thì có 2 cách:

– Cách thứ nhất: Nỗ lực lấy hết bóng tối ra vì ánh sáng với bóng tối có tính chất nhị nguyên, nếu có sự tồn tại của bóng tối thì không có sự tồn tại của ánh sáng.

– Cách thứ hai: Đưa ánh sáng vào.

Đến bé lên ba biết và tất cả chúng ta đều biết khi vào căn phòng tối sẽ đưa ánh sáng vào đó là bật công tắc đèn lên. Thế nhưng người lớn chúng ta trong cuộc sống nhiều khi cứ đi ngược lại nguyên lý, đó là nỗ lực lấy bóng tối ra. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề này bằng hình vẽ dưới đây:

Ứng dụng nguyên lý ánh sáng vào cuộc sống

Ứng dụng nguyên lý ánh sáng vào cuộc sống
Ứng dụng nguyên lý ánh sáng vào cuộc sống

Sự tác động qua lại của sức khỏe, tài chính, mối quan hệ và nội tâm

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều vấn nạn, nhưng cao nhân chỉ điểm nếu đơn giản hóa thì cuộc đời của mỗi chúng ta có 4 vấn nạn chính đó là nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính hay nói cách khác bóng tối của con người chúng ta chỉ do 4 loại bóng tối này mà ra.

Vậy tại sao chúng ta lại thấy cuộc đời này nhiều vấn nạn như vậy đó là vì như thế này. Vì nội tâm nó liên quan đến mối quan hệ, mối quan hệ lại ảnh hưởng bởi nội tâm, chúng ta hãy ngẫm lại có khi nào do mối quan hệ xã hội mà nội tâm mình bị loạn, cãi lộn với người thân cũng dẫn tới tâm mình bị loạn.

Rồi nội tâm có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Khái niệm tâm bệnh là lý do này mà ra. Rồi sức khỏe có ảnh hướng đến tài chính không? Tài chính có ảnh hướng đến sức khỏe không? Tài chính có ảnh hướng đến mối quan hệ không? Nhiều khi nhờ tài chính mà gắn kết mối quan hệ và cũng vì tài chính mà rạn nứt mối quan hệ.

Sức khỏe có ảnh hưởng đến mối quan hệ không? Vợ chồng, con cái muốn yêu thương cũng phải có sức khỏe đúng không? Như vậy bốn vấn nạn này nó liên quan mật thiết, đan xen với nhau tạo thành một mạng nhện.

Nên xây nhà từ đâu?

Do đó nếu chúng ta cứ đi giải quyết vấn đề trong cuộc sống thì không khác gì nỗ lực để lấy bóng tối ra khỏi căn phòng, mãi mãi không bao giờ giải quyết hết vấn đề. Rất may mắn cho chúng ta các cao nhân đã chỉ điểm có một nền tảng rất đặc biệt đó là nền móng nội tâm hai bên trụ cột là sức khỏe và mối quan hệ và mái nhà là tài chính.

Ngoài xã hội hầu hết khởi sự việc gì cũng từ tài chính, vậy theo quan niệm này đó là xây nhà từ nóc có bền vững không ạ? Do đó làm bất cứ việc gì thì nội tâm vẫn quyết định, hai trụ cột rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người đó là sức khỏe và mối quan hệ xã hội của họ.

Nếu ai làm tốt được vấn đề nội tâm, tốt vấn đề sức khỏe, tốt vấn đề mối quan hệ xã hội thì tài chính cũng đơn giản để xử lý. Chúng ta quan sát xung quanh xã hội có nhiều người khởi sự bắt đầu từ tài chính, có tài chính rồi mới quay lại thì sức khỏe giảm sút, mối quan hệ cũng mất đi nhiều, nội tâm cũng lo lắng thì tiền nhiều để làm gì.

Do đó nếu chúng ta nỗ lực giải quyết một vấn đề thì các vấn đề khác hoàn toàn có thể xảy ra, vậy làm thế nào để chúng ta không đi giải quyết vấn đề mà vấn đề tự biến mất. Đó là chúng ta áp dụng nguyên lý ánh sáng, chúng ta hãy đưa ánh sáng vào ngôi nhà.

7 sự giàu toàn diện

Vẫn là ngôi nhà với bốn vấn nạn đó là nội tâm, mối quan hệ, sức khỏe và tài chính, nhưng thay vì mình đi giải quyết các vấn nạn chằng chịt do bốn vấn nạn đó sinh ra thì chúng ta áp dụng nguyên lý ánh sáng đó là thắp sáng bảy ngọn đèn vào ngôi nhà đó là trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất, năng lực, thể chất và vật chất.

7 sự giàu toàn diện
7 sự giàu toàn diện

Tại sao lại thắp sáng cả bảy ngọn đèn chứ không phải thắp từng ngọn đèn?

Bởi vì một cây đèn có sáng cỡ nào đi nữa thì chân đèn cũng có bóng tối. Nên một con người có trí tuệ cỡ nào đi chăng nữa thì cũng có vấn nạn phát sinh, một con người có phẩm chất ưu tú cỡ nào đi nữa thì cũng có vấn đề phát sinh, một con người có năng lực cỡ nào đi nữa thì cũng có vấn đề, một con người có thể chất tốt cỡ nào đi nữa thì cũng có vấn đề phát sinh, một con người có vật chất tốt cỡ nào đi nữa thì cũng có vấn đề phát sinh, một con người có tâm thái tốt cỡ nào đi nữa thì cũng có vấn đề phát sinh.

7 ngọn đèn này cùng một lúc chúng ta làm giàu thì nó sẽ soi qua lại cho nhau và nó sẽ thắp sáng toàn bộ ngôi nhà này.

Khi chúng ta đưa 7 ngọn đèn này vào ngôi nhà này thì từ đó trở đi chúng ta sẽ hạn chế tối đa những vấn nạn phát sinh ở nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính. Đó chính là cách chúng ta áp dụng nguyên lý ánh sáng để làm chủ cuộc đời.

Có nghĩa là thay vì chúng ta giải quyết vấn đề nội tâm, giải quyết vấn đề sức khỏe, giải quyết vấn đề mối quan hệ, giải quyết vấn đề tài chính thì chúng ta tập trung vào làm giàu Trí tuệ, làm giàu Tâm thái, làm giàu Nhân cách, làm giàu Thể chất, làm giàu Năng lực, làm giàu Vật chất.

Cách thắp những ngọn đèn

Khi một con người có trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất, thể chất, năng lực, vật chất càng ngày càng đủ đầy lên, càng ngày càng giàu có lên thì khi đó vấn nạn của cuộc đời sẽ tự hạ xuống.

Không bao giờ vấn nạn của một con người có thể biến mất bởi vì bóng tối luôn luôn tồn tại, tuy nhiên, chúng ta được quyền giữ cho con người mình có trí tuệ, giữ cho con người mình có tâm thái bao dung, an vui, trân trọng biết ơn.

Trân trọng biết ơn xuất hiện trong tâm thái của con người thì tự khắc oán trách sẽ biến mất, an vui xuất hiện thì đau khổ tự biến mất, mình không giải quyết được vấn nạn đau khổ.

Bao dung xuất hiện thì tự khắc mối quan hệ giữa con người với con người nó không còn vấn nạn nữa tại vì người đã bao dung được con người. Con người có trí tuệ tầng bậc cao thì tự khắc hạn chế vấn nạn phát sinh của nội tâm, của xã hội.

Con người có nhân cách ngày càng kiện toàn thì từ từ mối quan hệ xã hội ngày càng tốt lên. Con người ngày càng có phẩm chất ưu tú thì mối quan hệ trong xã hội, vấn đề tài chính, nội tâm cũng như sức khỏe được phát triển.

Năng lực càng phát triển thì tài chính của con người càng phát triển, thể chất càng tốt, sức khỏe tốt, tài chính cũng tốt, vật chất càng tốt thì cuộc sống của con người ngày càng đủ đầy hơn.

Tập trung vào làm giàu 7 yếu tố

Thay vì ta tập trung giải quyết vấn nạn của cuộc đời thì chúng ta tập trung vào làm giàu 7 yếu tố đó là giàu Trí tuệ, giàu Tâm thái, giàu Nhân cách, giàu Phẩm chất, giàu Năng lực, giàu Thể chất và giàu Vật chất gọi là 7 sự giàu toàn diện.

Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ về giàu toàn diện qua một khái niệm sau:

Thấu hiểu phi vật chất và vật chất
Thấu hiểu phi vật chất và vật chất
Giàu vật chất

Trong 7 sự giàu toàn diện giàu năng lực, thể chất, vật chất là những cái cân đo đong đếm được và có thể cảm thụ, thấy được thì ta gọi đó là giàu Vật chất. Hiện nay cái tiêu chí về giàu Vật chất là người đó có năng lực, có thể chất tốt, có giàu về tiền của thì người ta đại diện cho người đó giàu có.

Giàu phi vật chất

Nhưng có một loại giàu toàn diện hơn nữa là chúng ta giàu thêm phi vật chất nữa.

Phi vật chất là những gì mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được nhưng chúng ta không phải là không cảm nhận được sự tồn tại của nó, nó tồn tại nhưng mà chúng ta không thể đơn thuần thấy được nó thôi.

Vậy thì những gì chúng ta thấy được họ có đủ đầy về năng lực, đầy đủ về thể chất, đầy đủ về tiền bạc thì chúng ta định nghĩa họ là người giàu có. Tuy nhiên có một loại giàu có nữa mà nó ẩn bên sau đó, nó còn giàu về trí tuệ, giàu về tâm thái, giàu về nhân cách, giàu về phẩm chất nó được gọi là giàu có phi vật chất. Nếu chúng ta giàu có phi vật chất thì nó sẽ củng cố cho vật chất, nếu chúng ta giàu có về vật chất thì nó củng cố cho phi vật chất.

Vật chất – Phi vật chất

Khái niệm vật chất - phi vật chất
Khái niệm vật chất – phi vật chất

 

Sau đây chúng ta cùng làm rõ hai khái niệm vật chất và phi vật chất.

Phi vật chất hóa tất cả những gì vật chất

Khái niệm phi vật chất hóa tất cả những gì vật chất

Ai đã từng có quan sát xã hội hoặc là đang sở hữu một món đồ nào đó hay là một cái đồ dùng nào đó. Ví dụ một cái túi xách. Một cái túi xách của một cái hãng nổi tiếng nào đó mà phiên bản của nó giới hạn chỉ có một ít người trên thế giới có thể sở hữu và nó được thiết kế bởi nhà thiết kế gì đó, như thế nào đó,…

Chúng ta có để ý giá của vật phẩm đó nó rất cao giá không ạ? Là bởi về nếu tính về vật chất thì nó cũng giống như tất cả các loại túi xách khác thôi nhưng mà về yếu tố phi vật chất mà người ta thổi vào cái sản phẩm đó nó làm cho sản phẩm đó cao giá.

Ví dụ về phi vật chất hóa tất cả những gì vật chất

Giống như kim cương hiện tại, theo các anh chị thì lượng kim cương hiện tại có đủ cung cấp cho toàn thế giới không ạ?

Đủ, nhưng mà người ta đã thổi vào yếu tố phi vật chất vào kim cương làm cho giá của kim cương rất là cao, hiện nay người ta sản xuất ra kim cương nhân tạo có khả năng đẹp hơn kim cương tự nhiên nhưng mà người ta thổi vào yếu tố phi vật chất của cái đó làm cho giá của sản phẩm nó cao.

Hoặc là có một đôi giày họ được thiết kế do nhà thiết kế nào thiết kế lên, cái độ êm ái của đôi giày, có bao nhiêu lớp lót trong đó và đôi giày đó sẽ hỗ trợ chúng ta chạy như thế nào? Bảo vệ chân của chúng ta ra sao?

Và rất là nhiều yếu tố phi vật chất họ thổi vào đôi giày và giá của đôi giày có thể sản xuất chỉ vài chục đô thôi nhưng họ có thể bán hàng ngàn đô không chừng, vì có yếu tố phi vật chất vào vật chất thì giá của sản phẩm nó sẽ đội lên.

Vật chất hóa những gì là phi vật chất

Khái niệm vật chất hóa những gì là phi vật chất

Hiện nay đa phần chúng ta tập trung vào phi vật chất hóa những gì là vật chất nên chúng ta biến những món quà của chúng ta có ý nghĩa khi tặng người khác.

Chúng ta biến tất cả vật chất thành những gì có ý nghĩa. Nhưng còn một loại mà chúng ta cần làm nữa là chúng ta cần vật chất hóa những gì phi vật chất để đời sống tinh thần của chúng ta mới cải tạo được.

Hạnh phúc, An vui, Trân trọng biết ơn, Yêu thương, Bao dung là những điều phi vật chất nhưng ai cũng muốn sở hữu. Những điều này có tồn tại không ạ, có tồn tại nhưng ở trạng thái phi vật chất nên con người không đong đếm được, không sờ nắm, cảm thụ được.

Do đó những bài viết tiếp theo sẽ giúp các bạn biết cách vật chất hóa những điều phi vật chất, điều đó sẽ giúp bạn cảm thụ, nắm được và nhận được hiện thực.

Vậy nhiệm vụ của mỗi chúng ta hiện nay là vật chất hóa yếu tố phi vật chất. Chúng tôi sẽ giúp đỡ các bạn vật chất hóa những gì phi vật chất, một trong những yếu tố đó là nội tâm.

Ví dụ về vật chất hóa những gì là phi vật chất

Bởi vì nội tâm là một yếu tố phi vật chất, nếu bây giờ vật chất hóa được vấn đề nội tâm, chúng ta thấu hiểu nó thì chúng ta thấu hiểu được chính mình sau đó hướng dẫn người khác thấu hiểu chính họ.

Để làm được điều đó thì bài viết này là một trong những lộ trình để giúp mọi người nâng tầm nhận thức nội tâm. Nên những khái niệm về trí tuệ là gì, nhân cách là gì, tâm thái là gì, phẩm chất là gì thì các bài viết sau sẽ làm rõ cho các anh chị.

Và chúng ta sẽ cùng nhau cảm thụ nó, cùng nhau cân đó đong đếm nó được, sờ nắn nó được và chúng ta cùng nhau trải nhau trải nghiệm các yếu tố phi vật chất này dựa trên nền tảng phi vật chất hóa nó. Biết ơn các bạn và xin mời các bạn tiếp tục lộ trình ở những bài viết tiếp theo.

Lời kết

Một lần nữa biết ơn cao nhân đã chỉ điểm, biết ơn tri thức thầy cô, biết ơn các bạn đọc đã đọc và lan tỏa tri thức này.

Hẹn gặp mọi người ở những bài viết tiếp theo.

WIT xin trân trọng biết ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *