loader image

7 Bố Thí Quan Trọng Đời Người

Trong số các bài học thì bài học hôm nay được xem là một trong các bài học quan trọng nhất. Đó chính là bài học về 7 bố thí. Vậy 7 bố thí là gì, cách bố thí như thế nào thì mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

  • Nhan thí: Bố thí nụ cười
  • Nhãn thí: Bố thí ánh mắt
  • Ngôn thí: Bố thí lời nói
  • Tâm thí: Bố thí sự trân trọng biết ơn
  • Phòng thí: Bố thí lòng bao dung
  • Thân thí: Bố thí hành động nhân ái
  • Tọa thí: Bố thí vị trí

Ngoài tích tạo công đức – phước đức thì 7 bố thí còn giúp chúng ta đơn giản nâng cấp mối quan hệ xã hội.

 

Cho đi – Bố thí – Tạo lập giá trị

Vậy 7 bố thí là gì, cách bố thí như thế nào thì mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
Vậy 7 bố thí là gì, cách bố thí như thế nào thì mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Cho đi thuần là Thông tin, bố thí là góc Năng lượng, Tạo lập giá trị là góc Vật chất. Hiện nay khái niệm về bố thí là xã hội đang hiểu lầm. Bố thí là người cho không biết mình cho, người nhận không biết mình nhận mới là bố thí. Xã hội hiện tại nói bố thí là cái gì đó mà người ta còn không muốn nhận nữa.

Làm 7 bố thí mà cho đi không biết mình cho đi, nhận vào không biết mình nhận vào mới cảm nhận được sự vi diệu của 7 bố thí này. Bất kì ai mà làm thường xuyên 6 tháng là chuyển hóa cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể nâng cấp mối quan hệ xã hội lên tin tưởng thông qua việc tạo lập giá trị bằng 7 bố thí này. Cho đi hay bố thí hay tạo lập giá trị thì đều diễn tả chung hết. Một từ mà bậc Giác Ngộ người ta dùng thì từ đó bản thân nó rất đặc biệt.

Thông qua việc quan sát xã hội, điều này cho chúng ta thấy có một sự thật rằng: càng nhiều người tin tưởng chúng ta thì cuộc sống chúng ta càng thuận lợi và chúng ta đơn giản để mượn sức nguồn lực của xã hội để làm điều chúng ta mong muốn. Thay vì chúng ta chờ đợi con người đến với chúng ta thì chúng ta chủ động vui vẻ, chủ động tin tưởng con người và luôn luôn tạo lập giá trị!

Bố thí là người cho không biết mình cho, người nhận không biết mình nhận mới là bố thí.

1. Nhan thí

Định nghĩa

Nhan thí là bố thí nụ cười.

Trọng điểm

  • Nụ cười kiến tạo cuộc sống của một con người, kiến tạo sự nghiệp, kiến tạo vận mệnh quốc gia.
  • Chúng ta chủ động vui vẻ với con người có thể thông qua gương mặt và nụ cười với một nụ cười chân thành, chân thật. Khi ta quan sát cách cười của trẻ thơ, chúng ta sẽ nhìn thấy và cảm nhận được điều này. Nếu biết cười đúng cách, đúng khẩu hình miệng, ta sẽ có được nụ cười tỉ phú.
  • Chủ động vui vẻ với con người là cách đơn giản nhất để kết nối và nâng cấp mối quan hệ xã hội. Rất là biết ơn cao nhân chỉ điểm: Không gì đơn giản hơn việc tích phước báu từ nụ cười. Cười kết hợp cùng ánh mắt tươi vui, chứa đựng con người thì thật sự rất sáng, thu hút và tuyệt vời.
Nụ cười thay đổi sự nghiệp

Người đàn ông bán bảo hiểm số một nước Mỹ

Có một người là một trong những vận động viên điền kinh nổi tiếng. Anh ấy suy nghĩ khi anh giải nghệ môn điền kinh thì anh cũng phải chọn một cái nghề gì để làm vì tuổi nghề của điền kinh không kéo dài lắm. Vậy thì mình chọn nghề nào ta? Mình thì mình nổi tiếng như thế này, mình chọn ngành bảo hiểm chắc là phát triển được.

Nghĩ vậy nên anh mới bắt đầu xin vô một công ty có danh tiếng nhất đất nước Mỹ về bảo hiểm vào thời điểm đó. Anh vừa nộp hồ sơ vô thì được mời đến trực tiếp gặp ông giám đốc. Vì anh là người nổi tiếng nên anh muốn được người giám đốc đó bảo hộ trực tiếp cho anh. Ông giám đốc nhìn anh thì chấp thuận và nói: “Anh cứ đi làm đi, tôi không có thời gian nhiều nhưng mà tôi cũng sẽ hỗ trợ cho anh”.

Anh thanh niên đó bắt đầu đi bán bảo hiểm. Sáu tháng sau, anh đến nói chuyện với ông giám đốc: “Có một điều lạ là tôi cũng là người nổi tiếng nhưng mà tôi đi bán bảo hiểm người ta không có mua. Ông có thể chỉ cho tôi cách để tôi có thể bán được bảo hiểm hay không?”

Ông giám đốc mới chia sẻ đơn giản như thế này:

“Ngay từ đầu tôi cũng tính chia sẻ với anh, nhưng mà để cho anh làm rồi tôi mới nói. Ngạn ngữ Trung Quốc có một câu nói rất hay: Nếu không biết cười thì đừng mở hiệu buôn. Có nghĩa là một người nào đó muốn kinh doanh buôn bán thì phải biết cười, còn nếu không biết cười thì đừng có mở hiệu buôn. Cái ngành nghề của anh trước đây là bên điền kinh, anh có thể không cười hoặc là không làm gì, chỉ cần anh chạy tốt là được. Nhưng đối với lĩnh vực bảo hiểm, thì giao tiếp tối thiểu của một người bán bảo hiểm là anh phải có nụ cười thì anh mới có thể bán được. Thôi về nhà tập cười đi thì anh sẽ bán được bảo hiểm”.

Anh thanh niên về nhà mua một miếng kính lớn lắm để trong nhà tắm. Rồi ngày nào anh cũng lên mạng, anh coi người ta tập cười kiểu làm sao, đưa răng ra làm sao, nhận biết làm sao để cười. Mỗi lần vô nhà tắm, anh đều nhìn vô kính mà cười. Anh tập như vậy trong 6 tháng sau thì anh bán được một số hợp đồng nhưng anh vẫn chưa thật sự hài lòng nội tâm. Nên anh một lần nữa lên gặp ông giám đốc và hỏi: “Tại sao tôi cười nhưng mà vẫn chưa bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm?”

Ông giám đốc trả lời: “Anh cười thì được rồi, nhưng mà anh thiếu một nụ cười chân thành. Bây giờ tôi chỉ cho anh nè, đó là sáng nào cũng vậy, anh vẫn đi bán bảo hiểm nhưng anh đi ra công viên chơi, ở đó sáng sớm mấy đứa con nít nó chơi đó, ông quan sát nó cười đi, một tháng rồi báo cho tôi biết”.

Anh thanh niên làm theo, quan sát trong một tháng. Anh thấy mọi điều trong cuộc sống đều có thể làm cho trẻ em cười được và cách các con cười thật hồn nhiên, các thớ thịt trên gương mặt thậm chí rung lên.

Anh nhận ra, anh thấy rất đơn giản trong cuộc sống, từ những điều đơn giản nhất cũng có thể đem lại nụ cười. Từ một câu nói hay một hành động gì đó thì các con cũng cười được. Và nụ cười của một đứa trẻ bộc lộ ra ánh mắt luôn. Và nụ cười đó có sự chân thành hiện trên gương mặt. Cuối cùng anh đã ngộ ra. Sau đó anh về nhà tập luyện để nhất định tìm lại niềm vui trong tất cả mọi việc của cuộc đời này. Và anh đã lấy lại cái nụ cười của trẻ thơ ngày xưa của mình. Trong khoảng nửa năm đến một năm sau, anh thanh niên đó phát triển lên và trở thành nhân viên xuất sắc nhất của công ty bảo hiểm lớn nhất đất nước Mỹ đó.

Đây là câu chuyện có thật về một người dùng nụ cười để thay đổi và kiến tạo lại tương lai của nghề nghiệp.

Nụ cười thay đổi một quốc gia

Ông vua và mặt mạ cười

Có một ông vua ở một quốc gia nọ mỗi lần họp với cận thần, khi ông đưa ra một ý kiến gì thì cận thần đều rất ít người phối hợp và ủng hộ.

Sau nhiều năm tháng như vậy, ông thắc mắc và hỏi Quốc sư: “Quốc sư ơi bây giờ ta muốn lúc thiết triều, không khí làm sao thay đổi một chút xíu để cho mọi người mạnh dạn có ý kiến và góp ý, đồng thời tạo nên hòa khí cho triều đình”.

Sau khi nghe ông vua nói như vậy thì Quốc sư mới nói: “Dạ được nhưng mà bệ hạ phải chịu cực một chút xíu. Đó là mỗi sáng sớm lúc mà bệ hạ thức dậy, sau khi lau mặt xong, thì cho phép thần giúp đỡ bệ hạ đeo một cái mặt nạ vào. Đeo cái mặt nạ vào sau đó bệ hạ ngồi trước gương khoảng 5 phút xong bệ hạ hãy đi ra thiết triều. Làm như vậy 3 tháng thì bệ hạ sẽ làm được điều bệ hạ mong muốn”.

Nghe xong ông vua liền thử làm theo, sáng thức dậy phi tần cung nữ chăm sóc cho ông xong là ông đeo mặt nạ vào. Quốc sư tạc cái mặt nạ giống y chang ông vua không có gì khác hết. Không ai phân biệt được có gì khác hết, chỉ có khác một chút xíu là gương mặt đó có một chút nụ cười.

Sau đó ông vua bắt đầu ngồi trước gương, tự nhiên nhìn thấy gương mặt ông cười ông cũng mắc cười. Sáng nào cũng vậ,y ông ngồi trước gương khoảng vài phút xong ông đi ra thiết triều. Cận thần ở dưới nhìn lên thấy gương mặt của ông lúc nào cũng cười.

Tâm trạng của một ông vua quyết định cục diện của quốc gia đó. Tâm trạng của ông vua vui vẻ thì tự nhiên ông cười. Cận thần nào ở bên dưới có buồn rầu vô thiết triều thấy ông vua vui vẻ cười thì cũng cười theo. Liên tục như vậy khoảng 3 tháng, sau đó ông vua nói gì thì các cận thần đều lắng nghe vui vẻ, không khí của các buổi thiết triều thay đổi toàn diện. Ông vua rất vui mừng, ông nói với Quốc sư: “Như vầy ta thấy hiệu quả rồi đó nhưng mà không lẽ ta đeo cái mặt nạ này suốt đời sao?”

Quốc sư nói: “Không sao, bây giờ bệ hạ cũng không cần đeo mặt nạ nữa, nhưng mà bệ hạ trước khi đi thiết triều thì bệ hạ ngồi trước gương một chút. Ông vua mở cái mặt nạ ra khi ngồi trước gương, tự nhiên nhìn gương mặt của ông trong gương ông thấy ông sợ. Vì gương mặt của ông không có nụ cười. Tự nhiên ông nhớ lại hình ảnh của cái mặt nạ. Ông cười lên thì khuôn mặt đổi lại. Ông phát hiện ra là ngày xưa tới bây giờ những người xung quanh bị áp lực khi bên ông là bởi vì gương mặt của ông không có nụ cười và cũng không thể nào tạo không khí tốt được. Cuối cùng ông đã thay đổi nụ cười trên khuôn mặt của mình. Và từ đó trở đi thì vận mệnh của quốc gia đã thay đổi. Bởi vì mỗi buổi thiết triều đều có không khí vui vẻ. Và người đứng đầu của quốc gia đó đã thay đổi được trạng thái nội tâm. Khi trạng thái nội tâm ông vui vẻ thì quốc gia đó đã lập tức thay đổi”.

2. Nhãn thí

Nhãn thí là gì?
Nhãn thí là gì?

 

Định nghĩa

Nhãn thí là bố thí ánh mắt chứa đựng.

Trọng điểm:

Có 3 tầng nhãn thí:

  • Tầng 1: Ánh mắt chứa đựng con người (ánh mắt kết nối, người đối diện nhận biết mình đang nhìn họ, đang chứa đựng nụ cười, ánh mắt, dáng dấp, khuôn mặt họ)

Thử nghĩ về từng người ta thường tiếp xúc như cha ta hay bố ta, mẹ ta, chồng hoặc vợ, con của mình, từng đồng nghiệp của mình. Khi ta nhắm mắt lại các anh chị có hình dung được khuôn mặt họ như thế nào không? Khi cười thì họ như thế nào? Từng đường nét trên khuôn mặt từng người ai là người ta nhớ rõ nhất? Đường nét trên khuôn mặt ai ta thấy mờ nhạt nhất? Từ đó, ta có thể thấy được sự chứa đựng của mình. Từ đó các anh chị có bài học gì cho chính mình? Có cách nào nâng mức độ nhãn thí lên ngay ở tầng 1?

  • Tầng 2: Ánh mắt chứa đựng sự tốt đẹp của con người.

Khi nhìn một người ta đã nhìn thấy sự tốt đẹp của họ chưa? Hay chỉ thấy những điều xấu và không vui với những điều tốt đẹp mà họ đang có?

Một con người đạt nhãn thí ở tầng số 2 khi người đó nhìn được bất cứ người nào cũng cảm nhận được vẻ đẹp của người đó, từ hình thể cho đến tâm hồn. Chúng ta học cách ghi nhận con người thuận theo nguyên lý ánh sáng! Rất là biết ơn cao nhân chỉ điểm, nếu như chúng ta thấy được một điểm mà chúng ta thấy là chưa đẹp của con người, hãy ngồi xuống thử viết ra và liệt kê 10 điểm tốt của họ, 10 nét đẹp của họ mà bạn thấy được!

Thử nghĩ xem, nếu xung quanh chúng ta, ai ai chúng ta cũng đều nhìn thấy vẻ đẹp của người khác thì người hạnh phúc nhất, vui vẻ nhất là ai? Có phải là chính chúng ta phải không ạ? Tầng 2 của nhãn thí chính là ánh mắt chứa đựng sự tốt đẹp của con người.

  • Tầng 3: Ánh mắt chứa đựng sự chuyển hóa của con người

Đây là tầng sâu sắc nhất trong nhãn thí: Ánh mắt chứa đựng sự chuyển hóa của con người. Trong trường hợp một người chúng ta không thích, chưa thích hoặc cảm thấy tệ đến với chúng ta, chúng ta sẽ nhìn người đó và sẽ nhìn thấy gì ở họ? Thấy họ tệ, thấy họ chưa biết cách đối đãi với con người, thấy họ không thể nào chuyển hóa và bất lực như vậy và đi kể khắp nơi nếu đó là người đó là người chúng ta không ưa. Chúng ta vui vẻ hơn khi thấy họ đau khổ? Nhưng sự vui vẻ đó chỉ là hình tướng bên ngoài của chúng ta, thật sự chúng ta nhìn thấy họ ra sao, họ có vấn đề như thế nào đều xuất phát từ những hạt mầm bên trong tâm trí của chính chúng ta. Nó được phản ánh qua người mà chúng ta gặp!

Việc chúng ta chứa đựng sự chuyển hóa tốt đẹp của họ, nhìn thấy trước hình ảnh tốt đẹp của họ là cách mà chúng ta giúp họ và cũng là giúp chính chúng ta. Vậy thì giúp chính chúng ta như thế nào?

Thứ nhất, giúp chuyển hóa chính hạt mầm tâm trí, những hạt mầm tâm trí của chúng ta phóng chiếu lên người đó, họ tốt đẹp hay chưa tốt đẹp thật ra không phải là họ mà là chúng ta chưa chấp nhận được chính mình, như vậy ta thấy được sự chuyển hóa của họ cũng chính là chứa đựng được sự chuyển hóa của chính chúng ta! Xin chúc mừng cho những ai đã nhìn thấy được sự chuyển hóa nơi con người. Số lượng người chúng ta có thể nhìn thấy cũng chính là số lượng vô số hạt mầm đã chuyển hóa trong tâm trí của chúng ta!

Thứ hai, khi nhìn thấy sự chuyển hóa của con người cũng giúp cho hình ảnh của họ nâng cấp trong mắt của chúng ta, chính thức đánh dấu thời kì mới quan hệ bước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn nhìn thấy và tin tưởng vào sự chuyển hóa tốt đẹp của con người, và khi chúng ta tin tưởng, không còn thấy con người có vấn đề, chúng ta và chính người đó cũng chính thức có sự chuyển hóa!

Kết hợp nhan thí và nhãn thí 

Việc nhan thí và nhãn thí cùng nhau kết hợp ngoài việc giúp cho chúng ta tích tạo được công đức, phước đức ở tầm cao hơn còn giúp cho chúng ta đơn giản nâng cấp được mối quan hệ với con người lên các mức độ cao hơn: quý mến, tin tưởng và thân thiết.

Nhà sư và cô lái đò

Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến, cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.

Nhà sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

– Vì thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao.

Cô lái cười bảo:

– Lần này thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cập bến, cô lái đò thu tiền gấp năm lần. Nhà sư hỏi vì sao.

Cô lái đáp:

– Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò.

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần này phải trả bao nhiêu.

Cô lái đáp:

– Em xin đưa thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

– Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

– Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa. Do vậy em xin đưa thầy qua sông mà thôi.

Vậy bài học anh chị nhận được từ câu chuyện này là gì?

Khi ánh mắt chứa đựng con người, người ấy tự khắc nhận biết.

Khi ánh mắt chưa chứa đựng được con người, người ấy tự khắc cũng nhận biết.

Vậy anh chị đã chứa đựng được con người qua ánh mắt tới tầng nào? Và mức độ ra sao? Xin mời các anh cùng nhau chiêm nghiệm về từng con người mình nghĩ đến và viết xuống.

3. Ngôn thí

Định nghĩa:

Ngôn thí là bố thí lời nói.

Trọng điểm:

Có 8 loại ngôn từ: vui vẻ, hy vọng, niềm tin, trí tuệ, khích lệ, xây dựng, khen ngợi, khẳng định. Những ngôn từ này giúp chúng ta bố thí lời nói một cách đơn giản hơn, từ đó cho người khác cảm giác được chứa đựng, yêu thương.

Ngôn thí
Ngôn thí

Vậy chúng ta dùng ngôn từ như thế nào với người sơ giao? Ngôn từ nói với người sơ giao: vui vẻ, hy vọng, niềm tin, trí tuệ. Người sơ giao là những người ta mới gặp lần đầu, hoặc mới vừa quen biết. Khi nói với người sơ giao những ngôn từ đem lại sự vui vẻ, hy vọng, niềm tin, và trí tuệ, người ta có mong muốn kết nối thêm với các anh chị không ạ? Hiểu được điều đó, ta học cách trao đi ngôn thí của mình một cách chân thành, nếu được thì thường xuyên và đều đăn, nhất định người những người sơ giao sẽ mong muốn nâng cấp mối quan hệ lên quý mến trở lên với những người họ có thiện cảm, trao cho họ vui vẻ, hy vọng, niềm tin, trí tuệ.

Ngôn từ nói với người thâm giao: khích lệ, khen ngợi, xây dựng, khẳng định.

Thông thường khi chúng ta đã quen nhau  lâu rồi, con người hay bị quy luật “thành trụ hoại diệt” chi phối mà tập trung khích lệ khen ngợi người mới quen, thay vì những người thân yêu, có mối thân tình lâu năm xung quanh mình. Nếu có thể, hãy trao cho nhau những lời ngôn thí, khích lệ nhau, khen ngợi nhau, xây dựng (khác góp ý) cho nhau, và khẳng định nhau trong mối quan hệ!

  • Ngôn thí giúp chúng ta ghi nhận và thu hút nhân tài. Khi chúng ta có nhân tài, khen ngợi cần tập trung 8 tố chất của nhân tài: sự thay đổi, nhận lỗi, cống hiến, gánh vác, khiêm tốn, trân trọng, biết ơn, kiên trì và sức học tập.
  • Ngôn thí song song với thống nhất giữa nội tâm và ánh mắt truyền tải: chỉ khi lời ngôn thí xuất phát từ sự chân thành thì mới có thể đi vào trái tim của người nghe, chứa đựng hình ảnh tốt đẹp của người nghe và trao ngôn thí cho người ấy. Ngôn thí giúp cho con người cảm thấy được yêu thương, ghi nhận, khích lệ và tin tưởng, từ đó đơn giản để chúng ta có sự kết nối và nâng cấp các mối quan hệ trong cuộc sống.
  • Âm – tướng – thổ – đức là 4 yếu tố quan trọng để thay đổi cuộc đời con người
    • Âm: giọng nói
    • Tướng: đi đứng
    • Thổ: môi trường, nơi mình sống, bạn mình chơi
    • Đức: công đức – phước đức

4. Thân thí

Định nghĩa

Thân thí là bố thí hành động nhân ái

Trọng điểm:

Giúp vật chất là hạ sách, giúp chuyên môn là trung sách, giúp quan niệm là thượng sách.

Giúp người theo các thứ tự ưu tiên sau:

  1. Người cần mình
  2. Người gần mình
  3. Người có trân trọng-biết ơn
  4. Người ơn của mình

Đền đáp tiếp nối: trong thân thí thì đền đáp tiếp nối có nghĩa là cách đơn giản nhất để trả ơn lại người đã giúp mình. Đền đáp tiếp nối bằng cách giúp đỡ 3 hoặc nhiều con người kế tiếp cần sự giúp đỡ của mình. Đây là một nghĩa cử cao đẹp thuộc về đạo lý, đồng thời giúp mỗi người chúng ta và giúp chúng ta trả ơn lại người đã giúp mình!

Các anh chị hãy cùng dành 5-10 ghi xuống những người đã giúp mình để có ngày hôm nay, từ đó quan sát xung quanh để “tiếp nối” hành động nhân ái giúp con người.

  • Để thân thí trọn vẹn: soạn sẵn môi trường tốt, quan niệm chuẩn, tâm thái đúng, năng lực phù hợp, có thể giúp chúng ta phát triển tài nguyên vô hạn.

5. Tâm thí

Tâm thí là gì?
Tâm thí là gì?

Định nghĩa

Tâm thí là bố thí trân trọng – biết ơn.

Khái niệm

  • Trân trọng biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người.
  • Người trân trọng biết ơn là người mà trạng thái nội tâm luôn có sự cảm động trước sự vật, sự việc, hiện tượng, hành vi của người khác.
  • Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm xuất hiện khi điều mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài cái tưởng và tham của thực tại về tài, sắc, danh, thực, thùy.
  • Nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm để khởi tạo sự trân trọng biết ơn với con người
  • Trân trọng thì sở hữu, biết ơn thì mới thiên trường địa cửu.
  • Trân trọng là tốc độ, biết ơn là phương hướng.
  • Người sở hữu không trân trọng thì người trân trọng sẽ sở hữu.
  • Điều người khác làm cho mình là điều không nên. Điều mình làm cho người khác là điều nên làm.

Vì vậy, một người gây ra điều bất như ý đến với chúng ta thì người đó đã tích hạt mầm xấu. Nếu chúng ta biết tâm thí trong trường hợp này thì chúng ta sẽ rút ra bài học biết ơn từ sự kiện bất như ý đó.

Ví dụ: Nếu anh chị có con và con vô tình làm một hành động nào đó các anh chị buồn lòng, hoặc con không nghe lời các anh chị như các anh chị muốn, nếu các anh chị phiền lòng, đau khổ, tức giận thì các anh chị đã góp phần làm cho con tích hạt mầm xấu. Tương tự như vậy với những người xung quanh tạo ra bất như ý cho các anh chị, nếu làm các anh chị đau khổ, buồn bã, oán trách thì họ đã tích hạt mầm xấu. Vậy thì người có tâm thí là người rút ra bài học từ hành vi đó của con hoặc của người xung quanh. Và các anh chị trân trọng biết ơn bài học đó, không được trân trọng biết ơn việc bất như ý hay người gây ra hành động bất như ý đó vì nó sẽ xảy đến thường xuyên hơn. Biết ơn cái gì thì thu hút cái đó nhiều hơn. Bài học đó giúp các anh chị trưởng thành hơn. Như vậy người tạo cho chúng ta bài học trở thành thầy của chúng ta. Chúng ta xem được người đó là thầy thật sự nhờ bài học người đó đã chuyển đến cho chúng ta thông qua sự kiện. Khi khởi được nguồn năng lượng trân trọng biết ơn thì lúc đó bài học đó chuyển thành một hạt mầm tốt và tạo ra kết quả như ý trong tương lai. 

6. Phòng thí

Định nghĩa

Phòng thí là bố thí lòng bao dung

    • Phòng thí giúp con người tự giác hướng đến sự tốt đẹp
    • Bao dung cho người khác là cách đơn giản nhất để cứu lấy tương lai của chính mình
    • Người xứng đáng bao dung nhất là chính mình
Năng lượng bao dung là gì?
Năng lượng bao dung là gì?
  • Khái niệm:
    • Bao dung (UNESCO): là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục, tập quán, quan niệm sống, niềm tin, tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.
    • Bao dung (theo hệ quy chiếu Cấu trúc con người): là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất cứ điều gì diễn ra trong tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Bao dung là trạng thái nội tâm mà khi đó tánh tham và tánh tưởng dừng lại.
    • Người bao dung với con người là người mà trạng thái nội tâm của họ không dính mắc bởi bất cứ điều gì ở hành vi của người khác. (Dù người khác nhìn thấy người A có lỗi, có vấn đề nhưng người có lòng bao dung thì không nhìn thấy người A có lỗi hay có vấn đề gì hết.)

7. Tọa thí

Định nghĩa

Tọa thí là bố thí vị trí ngồi (năng lực, khả năng, kỹ năng)

Trọng điểm:

    • Tọa thí là đỉnh cao của bố thí, giúp người nhận có được vị trí (hiện thực) như mình, hoặc hơn mình.
    • Thiên đạo cần mẫn, tài tan nhân tụ, bác ái lãnh chúng, đức hành thiên hạ.
    • Khi tọa thí, chúng ta cần đúc kết được thành 15 khái niệm nguồn thì đơn giản để tọa thí. Dùng 15 quan niệm bao gồm: khái niệm, quy luật, nguyên lý, chìa khóa, công thức, phương pháp, môi trường, tâm thái, năng lực, quan niệm, văn hóa, khái niệm nguồn, hệ quy chiếu, công cụ phương tiện, quy tắc, mật mã.
Tọa thí là gì?
Tọa thí là gì?

Khi sự nghiệp, công việc mình đúc kết được thành 15 khái niệm thì đơn giản để chuyển giao cho người khác. Khi chúng ta có một nghề nào đó để chuyển giao cho mọi người thì tọa thí kích được nghiệp thức của mình rất là lớn, từ đó mình lan tỏa được cho nhiều người có khả năng như mình.

Tổng kết

Như vậy thì chúng ta đã thắp lên được ngọn đèn giàu Tâm thái, người giàu Tâm thái là người có được sự trân trọng biết ơn ở Tình, bao dung ở Tánh và an vui ở Tâm.

Người giàu Tâm thái thì sẽ giữ trạng thái rung động điện từ nội tâm ở cân bằng và hướng dương, kích hoạt được những hạt giống tổng nghiệp trong tiềm thức theo chiều hướng tốt đẹp.

An vui thì sẽ kích hoạt nghiệp Thức, Bao dung kích sẽ hoạt nghiệp Duyên, Trân trọng biết ơn sẽ kích hoạt nghiệp Quả.

Từ đó, con người rất đơn giản để có cuộc sống tốt đẹp.

Trân trọng biết ơn các anh chị đã đón nhận tri thức này. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!