loader image

Vật Chất – Không Gian – Thời Gian

Vật Chất – Không Gian – Thời Gian là một khái niệm mà bạn nên biết đến. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tầm quan trọng của tri thức

  • Giúp con người hiểu được trạng thái rung động điện từ nội tâm (TTRĐĐTNT).
  • Giúp con người hiểu được Tần số rung động năng lượng (TSRĐNL).
  • Giúp con người hiểu được khái niệm Vật Chất – Không Gian – Thời gian.
  • Giúp con người phá chấp những thông tin và khái niệm nguồn cũ.
  • Giúp con người nhận thức tầm quan trọng của việc nâng tầm nhận thức nội tâm, huân tập khái niệm nguồn có lợi, tích tạo công đức phước đức.

2. Vật chất

2.1. Hạt và sự di chuyển của hạt

Hạt và sự di chuyển của hạt
Hạt và sự di chuyển của hạt

Ở góc nhìn khoa học, vật chất được cấu tạo thành bởi các hạt. Hạt bao gồm: phân tử, nguyên tử, electron, proton,…

Chúng ta là người quan sát hoặc chủ thể quan sát và có một vật cho chúng ta quan sát gọi là vật được quan sát.

Khi các hạt chuyển động chậm thì mắt thường có thể nhìn thấy vật được quan sát. Nếu các hạt chuyển động nhanh thêm một chút, nhanh vừa phải thì mắt sẽ nhìn vật mờ đi, hình ảnh của vật không còn rõ. Nếu các hạt chuyển động nhanh hoặc rất nhanh, các hạt này biến thành một dạng thức khác gọi là dạng sóng. Lúc đó nó sẽ vô hình trong mắt của chúng ta.

Xung quanh chúng ta có rất là nhiều dạng sóng như sóng vô tuyến, sóng wifi, sóng điện thoại,… Những sóng này mắt thường không nhìn thấy được nhưng nó vẫn tồn tại.

2.2. Tương đồng TSRĐNL

Với âm thanh cũng tương tự như vậy: Chúng ta nghe được âm thanh hiện tại nhưng có nhiều hạ âm và siêu âm chúng ta không nghe được dù chúng vẫn tồn tại xung quanh. Vậy thì chủ thể quan sát phải tương đồng TSRĐNL với vật được quan sát thì mới nhìn thấy nó được.

Như vậy, con người chúng ta tương đồng với TSRĐNL gì sẽ tương ứng với nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan trải nghiệm theo hướng đó. TSRĐNL sẽ quyết định trải nghiệm, vật chất, không gian và thời gian của người đó.

Chúng ta – chủ thể quan sát – và vật được quan sát nếu tương đồng TSRĐNL với nhau thì vật được quan sát đó là vật chất trong mắt của chúng ta dù nó có thể vô hình trong mắt của người khác.

Nếu chúng ta trải nghiệm nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan với TSRĐNL thấp thì việc bất như ý sẽ xuất hiện. TSRĐNL thấp thì sanh ra việc bất như ý, trải nghiệm thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể quan sát ở bên ngoài sẽ theo chiều hướng bất như ý.

TSRĐNL cao thì trải nghiệm nhân sinh quan, thế giới quan như ý.

TSRĐNL siêu cao thì trải nghiệm không bất như ý, cũng không như ý. Một số người có TSRĐNL rất cao tưởng rằng họ tốt nhưng họ xa rời đời sống vật chất. TSRĐNL cao thì tương đồng với vật chất, còn TSRĐNL siêu cao thì nó nhanh quá nên vật chất không tụ lại được với người đó. Vì vậy một số người TSRĐNL siêu cao thì lại không tụ được tài chính, tiền bạc.

Vì vậy, không phải TSRĐNL siêu cao là tốt mà nó chỉ tốt cho mưu cầu của người nào muốn đời sống tinh thần tốt. Còn ai mưu cầu đời sống vật chất thì phải có TSRĐNL cao. Còn nếu người có TSRĐNL thấp thì đời sống cả vật chất và tinh thần đều kém, bất như ý.

Vật chất bản chất không có thật mà nó lệ thuộc vào TSRĐNL của người quan sát và vật được quan sát tương đồng với nhau hay không. Điều này quyết định người đó thấy vật chất hay không.

TSRĐNL lệ thuộc vào Trạng thái rung động điện từ nội tâm (TTRĐĐTNT). Để có TSRĐNL từ cao đến siêu cao để đời sống từ vật chất đến tinh thần tương ứng thì phải phụ thuộc vào TTRĐĐTNT.

3. Không gian

TSRĐNL của người quan sát và vật được quan sát tương đồng với nhau thì lúc đó vật được quan sát sẽ là vật chất (hiện hữu) trong mắt của người đó, còn nếu không tương đồng thì vật được quan sát sẽ trở thành không gian.

Ví dụ như trên bàn có một cái ly. Chúng ta cho rằng xung quanh cái ly vô hình. Nhưng thật ra vẫn tồn tại các sóng bên ngoài xung quanh cái ly. Vậy thì không phải bản chất vật được quan sát không tồn tại mà bởi vì nó không tương đồng với TSRĐNL của chúng ta nên chúng ta không nhìn thấy. Vì vậy khi nào mình tương đồng với TSRĐNL đó thì mới tương ứng với cuộc sống đó.

Nên khi chúng ta có TSRĐNL tương đồng như thế nào thì trải nghiệm nhân sinh, thế giới và vũ trụ theo hướng đó. Chúng ta muốn thay đổi cuộc sống của chúng ta thì chúng ta buộc phải thay đổi TSRĐNL, nâng TSRĐNL lên cao và siêu cao.

Bản thân ai cũng đang đối diện với rất nhiều biến cố xảy ra, nhưng TSRĐNL nào thì sẽ tương ứng với cuộc sống đó.

Ví dụ an vui là một dạng vật chất, nếu chúng ta tương đồng với TSRĐNL đó, chúng ta sẽ cảm thụ vật chất đó.

Vậy thì trạng thái hạnh phúc trong hôn nhân có tồn tại nhưng nếu chúng ta chưa tương đồng với tần số rung động năng lượng đó thì chưa cảm thụ được trạng thái hạnh phúc. Đối với người đang hạnh phúc thì nó là vật chất. Đối với người không hạnh phúc thì nó là phi vật chất, là không gian.

Người nào tương đồng với tần số rung động năng lượng nào, ở thời điểm nào thì tương ứng với cuộc sống đó ở thời điểm đó. Vậy thì việc bất như ý hay như ý cũng đều do chúng ta tương đồng với tần số rung động năng lượng mà ra. Tất cả lệ thuộc vào ông Ý: Ông đặt ý vào đâu, với TTRĐĐTNT như thế nào thì sẽ phát ra TSRĐNL đó, sẽ tương ứng với tầng vật chất mà chúng ta nhìn thấy cái đó.

4. Thời gian

TSRĐNL quyết định sự trải nghiệm về thời gian của một người qua 2 tiêu chí là cảm giác thời gian và giá trị thời gian.

Thời gian - quá khứ - hiện tại - tương lai
Thời gian – quá khứ – hiện tại – tương lai

Thời gian:

  • TSRĐNL cao thì trải qua cảm giác thời gian nhanh
  • TSRĐNL thấp thì trải qua cảm giác thời gian lâu

Giá trị của thời gian:

  • Người có TSRĐNL cao thì giá trị thời gian cao
  • Người có TSRĐNL thấp thì giá trị thời gian thấp

Quan niệm phá chấp: Thời gian là trải nghiệm các điểm không gian khác nhau với các TSRĐNL khác nhau. Vậy thì không còn quan niệm thời gian là quá khứ, hiện tại hay tương lai như chúng ta nghĩ nữa mà hoàn toàn có thể thay đổi nhân bất như ý trong quá khứ để quả ở hiện tại như ý hơn thông qua thay đổi TSRĐNL.

Thay đổi nhân trong hiện tại để đổi quả ở tương lai theo chiều hướng mong muốn cũng thông qua TSRĐNL.

Hạt di chuyển chậm - nhanh - hay siêu nhanh
Hạt di chuyển chậm – nhanh – hay siêu nhanh
Cảm giác về giá trị thời gian
Cảm giác về giá trị thời gian

 

Bản chất không có quá khứ, hiện tại và tương lai, chẳng qua là TSRĐNL của mỗi người vào mỗi thời điểm không gian khác nhau thì tạo nên nhân quả của người đó tại thời điểm đó.

Trải nghiệm các điểm không gian khác nhau với TSRĐNL gì thì nó quyết định sự việc như ý, bất như ý hay không như ý cũng không bất như ý tại thời điểm đó.

Lời kết

Xin trân trọng biết ơn cao nhân chỉ điểm, trân trọng biết ơn tri thức, trân trọng biết ơn nhân duyên trong tổng nghiệp, cho chúng ta cơ hội được tiếp cận và đón nhận tri thức tuyệt quý này.

Xin gửi tới người thầy kính yêu của chúng ta sự trân trọng biết ơn sâu sắc, biết ơn vì chúng ta có đủ phước báu để được Thầy dẫn dắt trong hành trình Thấu Hiểu Nội Tâm – Kiến Tạo An Vui và sống một cuộc đời đầy giá trị, đầy ý nghĩa. Xin trân trọng biết ơn Thầy, biết ơn các anh/chị/em trong WIT!

Một lần nữa xin trân trọng biết ơn bạn đọc luôn yêu mến, đón nhận và lan toả tri thức này đi muôn nơi! Xin trân trọng biết ơn!