loader image

Giàu Phẩm Chất

Phẩm chất là gì? Phẩm chất ưu tú là gì? Người giàu phẩm chất sở hữu những yếu tố nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Người giàu phẩm chất sở hữu những yếu tố nào?

Phẩm chất: Là tính chất bên trong nội tâm của một con người.

Phẩm chất ưu tú: Là tập hợp các tính chất bên trong nội tâm của một người mà khi có chúng con người đạt đến trạng thái đủ đầy về đời sống vật chất và tinh thần.

Người giàu phẩm chất: là người đạt trạng thái đủ đầy cả 5 yếu tố Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín trên cả bốn động lực sinh tồn là Bản thân, Gia đình, Tổ chức và Xã hội.

Nếu dựa theo góc nhìn của Triết học phương Đông thì một người khó hoàn thiện được phẩm chất Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Các bậc thánh nhân làm tốt các phẩm chất này. Tuy nhiên, theo quan niệm của người phương Tây thì chúng ta có thể đạt được bằng cách chúng ta mượn quan niệm của phương Tây thì chúng ta làm đơn giản hơn.

Người giàu phẩm chất sở hữu những yếu tố nào?
Người giàu phẩm chất sở hữu những yếu tố nào?

 

1. Phẩm chất Nhân – Yêu Thương (Tài)

Nhân hiểu một cách đơn giản là yêu thương, liên quan tới tánh người là tánh Tài.

Con người có yêu thương thì làm gì đều nghĩ cho cả thế giới. Nhân theo cách hiểu đơn giản của phương Tây là Yêu thương. Thay vì chúng ta nói con người sống phải có Nhân thì chúng ta dịch thẳng ra luôn từ Nhân hiểu một cách đơn giản là Yêu thương. Thay vì chúng ta nói Nhân cái gì cho nó cao xa, thì hiểu đơn giản là làm người thì phải có Yêu thương. Nhân là Yêu thương.

Vậy thì 1 con người Yêu thương Bản thân – Gia đình – Tổ chức – Xã hội cùng một lúc thì chúng ta nói người đó sống có cái Nhân đối với 4 Động lực sinh tồn. Còn nếu chỉ có yêu thương Bản thân mà quên luôn Xã hội – Tổ chức – Gia đình thôi hoặc yêu thương Xã hội mà quên luôn Tổ chức – Gia đình – Bản thân thì con người đó sống cái Nhân chưa trọn vẹn.

Người sống có Nhân với Bản thân

Người yêu thương bản thân là người cho bản thân sự đủ đầy về Nhu cầu cơ bản – Nhu cầu an toàn – Nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội – Nhu cầu được quý trọng – Nhu cầu được thể hiện mình và Nhu cầu cho đi.

Người sống có Nhân với Gia đình

Người yêu thương gia đình là người góp phần cho gia đình sự đủ đầy về Nhu cầu cơ bản – Nhu cầu an toàn – Nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội – Nhu cầu được quý trọng – Nhu cầu được thể hiện mình và Nhu cầu cho đi của gia đình.

Người sống có Nhân với Tổ chức

Người yêu thương tổ chức là người góp phần cho tổ chức sự đủ đầy về Nhu cầu cơ bản – Nhu cầu an toàn – Nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội – Nhu cầu được quý trọng – Nhu cầu được thể hiện mình và Nhu cầu cho đi của tổ chức.

Người sống có Nhân với Xã hội

Người yêu thương xã hội là người góp phần cho xã hội sự đủ đầy về Nhu cầu cơ bản – Nhu cầu an toàn – Nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội – Nhu cầu được quý trọng – Nhu cầu được thể hiện mình và Nhu cầu cho đi của xã hội.

Khi con người sống có Nhân với 4 Động lực sinh tồn thì họ phát huy được Tánh Tài. Thứ nhất, Tài năng họ sẽ phát huy và Tiền tài tăng trưởng, họ thu hút được Tiền tài khi họ sống có Nhân với Xã hội.

Chúng ta quan sát một số người Yêu thương nhân loại này thì họ làm gì họ cũng nghĩ cho nhân loại thì Tài năng họ phát huy tối đa và Tiền tài họ đơn giản để thu hút. Có ai có cảm giác được 1 số người họ muốn giúp gì cho nhân loại nên cuối cùng nguồn lực họ có. Khi con người sống có Nhân thì cái Tài này tăng trưởng, kích hoạt lên, Tài năng – Tiền tài được kích hoạt. Nên Phẩm chất của con người có được làm cho đời sống vật chất, và cả đời sống tinh thần phát triển nếu có Phẩm chất.

 

Phẩm chất Nhân - Yêu Thương (Tài)
Phẩm chất Nhân – Yêu Thương (Tài)

2. Phẩm chất Lễ – Lễ phép và Lẽ phải (Thùy)

Lễ hiểu một cách đơn giản là Lẽ phải và Lễ phép, liên quan đến Tánh người là tánh Thùy.

Người sống có Lễ với Bản thân

Người Lễ với bản thân là người Trân trọng – biết ơn sự hiện diện của bản thân, là người cho cơ hội bản thân được tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.

Vậy thì đặt ra câu hỏi là chúng ta sống có Lễ với bản thân chưa? Người Lễ với bản thân là người Trân trọng biết ơn sự hiện diện của bản thân, đã có chưa? Là người cho bản thân cơ hội được tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống, mình đã làm chưa?

“Nhị lễ trị thiên hạ”, câu chuyện tổng thống Lincon đến một vùng của người dân địa phương ông bị cộc đầu vào cửa và ngã xuống đất. Ông nhận lỗi đó là do ông, ông đến nơi mới không có cúi đầu nên sứt đầu mẻ trán là chuyện bình thường. Vậy nên, khi đi bất cứ đâu chỉ cần có “cái Lễ” là đều sống được. Lễ là làm đúng theo lẽ phải, đạo lý, pháp luật.

Người sống có Lễ với Gia đình

Phẩm chất Lễ - Lễ phép và Lẽ phải (Thùy)
Phẩm chất Lễ – Lễ phép và Lẽ phải (Thùy)

Người Lễ với gia đình là người Trân trọng – biết ơn sự hiện diện của người thân trong gia đình, là người góp phần tạo bối cảnh để gia đình có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.

Người sống có Lễ với Tổ chức

Người Lễ với tổ chức là người Trân trọng – biết ơn sự hiện diện của con người trong tổ chức, là người góp phần tạo bối cảnh để tổ chức có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.

Người sống có Lễ với Xã hội

Người Lễ với xã hội là người Trân trọng – biết ơn sự hiện diện của con người trong xã hội, là người góp phần tạo bối cảnh để người trong xã hội có cơ hội tiếp nhận và thấu hiểu những đạo lý cuộc sống và pháp luật.

3. Phẩm chất Nghĩa – Trách Nhiệm (Danh)

Nghĩa: hiểu một cách đơn giản là Trách nhiệm. Liên quan đến tánh người là tánh Danh.

Người sống có Nghĩa với Bản thân

Người trách nhiệm với bản thân là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân, rằng bản thân tồn tại vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.

Người sống có Nghĩa với Gia đình

Người trách nhiệm với gia đình là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân trong gia đình, rằng bản thân sinh ra trong gia đình vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.

Người sống có Nghĩa với Tổ chức

Người trách nhiệm với tổ chức là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân trong tổ chức, rằng sự có mặt của bản thân trong tổ chức là vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.

Người sống có Nghĩa với Xã hội

Người trách nhiệm với xã hội là người ghi nhận sự tồn tại của bản thân trong xã hội, rằng sự có mặt của bản thân trong xã hội là vì một lý do hoặc sứ mệnh nào đó.

4. Trí – Lắng Nghe (Sắc)

Trí hiểu một cách đơn giản là Lắng nghe, liên quan tánh người là tánh Sắc.

Người sống có Trí với Bản thân

Người lắng nghe bản thân là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng bản thân cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng bản thân cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.

Người sống có Trí với Gia đình

Người lắng nghe gia đình là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng gia đình cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng gia đình cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.

Người sống có Trí với Tổ chức

Người lắng nghe tổ chức là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng tổ chức cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng con người trong tổ chức cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.

Người sống có Trí với Xã hội

Người lắng nghe xã hội là người có trạng thái nhận thức nội tâm rằng xã hội cần nâng tầm hiểu biết, nâng tầng bậc trí tuệ để vượt thoát mọi vấn nạn phát sinh. Rằng con người trong xã hội cần có sự đủ đầy trên mọi phương diện của cuộc sống.

Trọng điểm của Trí là cần

Lắng nghe để có kiến thức hữu sư trí.

Lắng nghe để thông thái, tức nâng được nhận thức lên tầng bậc 3 thì mình tự nhiên biết nói gì phù hợp, tự nhiên biết nên làm gì phù hợp thì chúng ta trở lên thông thái.

Lắng nghe với trạng thái nhận thức bậc 3 thì sẽ tự nhiên biết mình phải làm gì, không lắng nghe con người thì mình sẽ không khai mở được trí tuệ vô sư trí. Lắng nghe con người để có kiến thức hữu sư trí.

Khi có cơ hội lắng nghe con người thì mình sẽ trở lên thông thái tự nhiên biết nên nói điều gì phù hợp.

Lắng nghe để có trí tuệ, khi có trí tuệ thì lắng nghe để kết nối với trí tuệ vô sư trí.

Lắng nghe để có trí tuệ, dùng trí tuệ để lắng nghe.

5. Tín – Đúng Giờ & Giữ Lời (Thực)

Tín hiểu một cách đơn giản là giữ lời và đúng giờ. Liên quan đến tánh người là tánh Thực.

Tín - Đúng Giờ & Giữ Lời (Thực)
Tín – Đúng Giờ & Giữ Lời (Thực)

Người sống có Tín với Bản thân

Người Tín với bản thân là người luôn giữ lời cam kết, giữ lời hứa với bản thân.

Người sống có Tín với Gia đình

Người Tín với gia đình là người giữ lời cam kết, giữ lời hứa và luôn đúng giờ với các thành viên trong gia đình.

Người sống có Tín với Tổ chức

Người Tín với tổ chức là người giữ lời cam kết , giữ lời hứa và luôn đúng giờ với con người trong tổ chức

Người sống có Tín với Xã hội

Người Tín với Xã hội là người giữ lời cam kết , giữ lời hứa và luôn đúng giờ với con người trong Xã hội .

Trọng điểm của Tín là giữ hình ảnh tâm trí. Ví dụ mình nói 12h mình đi ăn cơm thì mình giữ hình 12h mình đi ăn cơm, hay mình nói mình dậy 5h mình dậy tập thay gân đổi cốt thì mình vào đúng giờ cho dù mình vào xong đi ngủ.

Một con người giữ được chữ Tín thì họ sẽ thực thi được nhân quả. (Cố định mong muốn thì mọi chọn lựa mình đưa ra đều phù hợp với tánh người để đạt được điều mình mong muốn hay có định tham tưởng thì mình mới đạt được điều mình mong muốn thì đó cũng chính là giữ được chữ Tín, khi giữ được chữ Tín thì lời nói của họ có thần linh thần lực). Ví dụ một đứa trẻ từ nhỏ nó nói gì thì làm cái đó, đến khi con hơn 20 tuổi cha mẹ sẵn sàng hỗ trợ để con làm ăn vì đứa trẻ đã biết giữ chữ Tín từ bé.

Có những người bán hàng giai đoạn đầu người ra rất nghe và mua hàng nhưng qua thời gian không có ai mua là do lời nói của mình không còn thần linh thần lực, mình chưa có trải nghiệm về sản phẩm dịch vụ đó nên qua thời gian người khác nghe họ không có tin.

Lời khuyên hữu ích

Khuyên: Hạn chế hứa, mà hứa thì phải làm, đã hứa với ai điều gì thì hãy làm cho họ.

Một đứa trẻ khi nói gì làm đó từ lớn đến bé thì con nói gì cha mẹ ủng hộ liền.

Giữu hình ảnh tâm trí (giữ Tín) thì sẽ kích hoạt được nhân quả.

Ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc để làm rõ phẩm chất ưu tú

Quy luật tự nhiên trong đông y

(Giải thích ngũ hành: Đây là quy luật của tự nhiên)

Mộc sinh hoả

Hoả sinh thổ

Thổ sinh kim

Kim sinh thuỷ

Thuỷ sinh mộc

Khi hiểu về ngũ hành thì không có ai tương khắc, mình hiểu để cân bằng tương sinh tương khắc.

Trong đông y ứng dụng các yếu tố rất hay.

 

Quy luật Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

Quy luật Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
Quy luật Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

Hành mộc là cây màu xanh (nội tạng: can, đởm)

Hoả màu đỏ (tâm, tiểu trường)

Thổ màu vàng (tì, vị)

Kim là màu trắng (phế, đại tràng)

Thuỷ là màu đen (thận, bàng quang)

Nóng giận là hành Mộc

Hành Hoả vui mừng

Hành Thổ là lo lắng

Hành Kim buồn rầu

Hành Thuỷ sợ hãi

Ứng dụng trong các bộ phận con người

Chua tốt cho gan nhưng chua quá cũng hại gan

Đắng tốt cho tim nhưng đắng quá cũng hại tim

Ngọt tốt cho tì, vị

Cay sẽ tốt cho phổi

Mặn thì tốt cho thận nhưng mặn quá hại thận

Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín

Nhân thuộc hành Mộc

Lễ thuộc hành Hoả

Tín thuộc hành Thổ

Nghĩa thuộc hành Kim

Trí thuộc hành Thổ

Khi một con người có Nhân (tình yêu thương thì sẽ phát huy được tánh Tài) người phương Tây ngay từ khi sinh ra họ đã được dạy chữ Nhân, họ phát minh điều gì họ đã nghĩ phải đưa ra thế giới, họ phát huy được tiền tài tài năng nên đời sống vật chất của họ đủ đầy, nhưng quá yêu thương con người thì gan cũng ảnh hưởng.

Lễ: lễ phép, theo lẽ phải thì tối ngủ ngon, liên quan tới tánh thuỳ, ai mà làm trái pháp luật, tim đập nhanh tâm không an.

Tín thuộc hành thổ ăn uống đúng giờ tốt cho dạ dày, ai mà có tín thì có được miếng ăn.

Nghĩa: Trách nhiệm, một con người khi có trách nhiệm thì tiếng nói của họ cũng tốt hơn, họ chỉ cần thở ra một cái là người khác đã sợ rồi nên hơi thở, phổi sẽ tốt. Trong công ty ai có trách nhiệm thì họ là người có danh trong công ty. Đối với con chỉ cần cho con có trách nhiệm gì đó thì sẽ giúp cho phổi của trẻ tốt và khi có trách nhiệm thì có danh.

Trí thuộc hành thuỷ liên quan tánh sắc một con người biết lắng nghe thì tốt cho thận, biết lắng nghe bản thân và lắng nghe con người thì sắc diện đẹp hơn.

Tài, sắc, danh, thực, thuỳ

Khi thấu hiểu về phẩm chất thì giúp cho chúng ta cơ quan nội tạng khoẻ hơn và phát huy được cả tài, sắc, danh, thực, thuỳ.

Thay vì đi tìm kiếm bên ngoài chỉ cần thay đổi bản thân thì tất cả chọn lựa của chúng ta đều đúng.

Ví dụ: Một người phụ nữ tìm kiếm một người đàn ông cũng chỉ để thoả mãn tài, sắc, danh, thực, thuỳ, thay vì tìm kiếm thì bồi dưỡng phẩm chất ưu tú thì tự nhiên mình thu hút được đối tượng phù hợp.

Khi bồi dưỡng phẩm chất cũng không phải tập trung cái gì nhất mà nhiệm vụ là cân bằng cả Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Quá yêu thương con người thì lại khắc tín, ví dụ nói con mình đi chơi không quá 9h sau đó con 10h mới về mà mình bỏ qua, nhân quá thì khắc tín, nghĩa quá thì khắc nhân (làm đúng trách nhiệm quá thì lại khắc tình yêu thương)

Vì vậy, nhiệm vụ là cân bằng nhân lễ nghĩa trí tín để cả đời sống vật chất và tinh thần cân bằng.

Ứng dụng trong đông y

Mẹ tốt, con tốt, mình tốt

Ví dụ thuỷ tốt, hoả tốt thì mộc tốt

Mình khắc ai thì làm cho cái mình khắc tốt thì mình tự tốt

Ví dụ kim khắc mộc chỉ cần làm cho mộc tốt thì kim sẽ tốt.

Con hư bổ mẹ, mẹ thực (mẹ đang bị dư thì giảm của con) thì tả con (làm giảm đi). Ví dụ thận bị nhiễm lạnh (hay bị tiểu đêm) thì tả con có nghĩa là chăm sóc cho lá gan. Con bị tiểu đêm thì làm cho mẹ ấm phổi lên thì tự nhiên không còn bị tiểu đêm.

Trong đông y một cơ quan nội tạng bị hư thì người ta chữa gián tiếp.

Bệnh đơn giản trị trực tiếp

Bệnh phức tạp chữa gián tiếp.

Vì vậy, nếu chúng ta biết cân bằng Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín thì cân bằng được tánh người, cân bằng được sức khoẻ.

Lời kết

Một lần nữa biết ơn cao nhân đã chỉ điểm, biết ơn tri thức thầy cô, biết ơn các bạn đọc đã đọc và lan tỏa tri thức này.

Hẹn gặp mọi người ở những bài viết tiếp theo.

WIT xin trân trọng biết ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *