loader image

Giàu Thể chất

Trong học phần này, chúng ta đi tiếp ngọn đèn tiếp theo trong 7 sự giàu toàn diện: ngọn đèn thể chất. Khi nói đến thể chất, chúng ta sẽ nói đến một người có sức khỏe, vì khi một người có sức khỏe thì mới có thể chất. Khi một người có thể chất chưa chắc đã khỏe, nhưng một người có sức khỏe thì chắc chắn giàu thể chất. Vậy giàu thể chất là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Sức khỏe là gì?

Sức khỏe là gì?
Sức khỏe là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ không có bệnh hay thương tật.

Khuynh hướng trong xã hội, khi nói về sức khỏe là người ta hay nhắc tới trị bệnh, người ta giới thiệu về các triệu chứng của bệnh, bệnh này thì nên đến chuyên khoa gì, bác sĩ nào giỏi là bác sĩ chữa được nhiều bệnh nhân… Thậm chí dinh dưỡng học cũng phát triển theo xu hướng ăn uống cái gì để chữa được nhiều bệnh.

Như vậy, con người chờ bị bệnh và đi chữa! Nếu như xã hội hiện tại mà có quan niệm như vậy thì chúng ta dự đoán tương lai sức khoẻ con người sẽ đi về đâu? Và nếu tình trạng đó tiếp tục diễn ra, dù nhiều người chữa bệnh giỏi trong xã hội này thì cũng không nói lên con người sẽ khỏe. Hiện tại xu hướng xã hội đi theo chiều hướng bị bệnh nặng mới đi điều trị. Điều gì xảy ra nếu chúng ta thay đổi được những quan niệm về sức khoẻ, hướng con người đến sự khoẻ mạnh? Xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. 

Trước khi đi tìm hiểu làm sao để khỏe lên thì chúng ta phải hiểu về nguyên lý của bệnh để từ đó có biện pháp phòng tránh.

Bệnh

Các chuyên gia chỉ ra rằng trong số 100 người thì có 5% người thực sự khỏe mạnh, 75% người giả khỏe mạnh (trạng thái không có bệnh nhưng cũng không thực sự khỏe) và 20% người bệnh.

Theo góc nhìn khoa học, một người bị bệnh là người thỏa mãn 2 yếu tố:

  • Tại một cơ quan nào đó mất đi 70% tế bào
  • Có kết luận của người có chuyên môn 

Ví dụ: Lúc sức khỏe của mình bất ổn mà chưa có tới con số 70%, ví dụ 20%, 30%,… thì người chuyên môn họ không có kết luận. Đợi khi họ kết luận thì bệnh nặng rồi mới trị. Liên hệ thực tế đối với bệnh co thắt mạch vành cần đặt stent cho van tim thì van tim phải hở 70% trở lên mới điều trị, lúc đó bệnh đã nặng rồi. 

Nhiệm vụ của chúng ta khi biết được điều này là gì? Những người đã nằm trong 20% bị bệnh nghĩa là họ có bất ổn về sức khỏe và được người chuyên môn kết luận thì để cho bệnh viện, người có chuyên môn họ xử lý.

Chúng ta tập trung cho 75% những con người giả khoẻ mạnh để họ trở nên khỏe mạnh bằng cách tư vấn nâng tầm nhận thức, chia sẻ quan niệm về sức khoẻ chứ chúng ta không có bằng cấp nên không có vai trò để đi trị bệnh. Thực tế là 75% những người này do chuyên môn chưa có kết luận nên họ tưởng họ khỏe mạnh.

Nâng tầm nhận thức về sức khỏe

Nâng tầm nhận thức về sức khỏe
Nâng tầm nhận thức về sức khỏe

Theo WHO, sức khỏe là tổng hòa 3 yếu tố tinh thần, thể chất và xã hội, do đó muốn khỏe thì chúng ta tập trung làm giàu đồng thời 3 yếu tố đó. Chúng ta hãy sử dụng góc nhìn Cấu trúc con người để biết cách làm thể nào có sức khỏe.

Sức khỏe tinh thần

Cần đảm bảo 3 yếu tố: An vui, Bao dung và Trân trọng biết ơn.

Sử dụng Cấu trúc con người để làm rõ thì con người có 4 phần Tâm – Tánh-Tình-Thân. Nội tâm con người bao gồmTâm-Tánh -Tình do đó nếu làm sao cho nội tâm của chúng ta có sự trân trọng biết ơn ở tình, bao dung ở tánh, an vui ở tâm thì chúng ta có sức khỏe về tinh thần.

Sức khỏe thể chất

Đi từ khái niệm về Thân: Thân tứ đại, chúng ta cần cân bằng đất, nước, khí, lửa, điện từ (bao bọc quanh thân). Cụ thể:

  • Đất: Dinh dưỡng. Thấu hiểu dinh dưỡng dành cho thân cần: đạm đường bột béo, axit amin,…
  • Nước: thuần H2O, uống nước đúng cách và đủ so với cân nặng của mình. Uống 1 ly nước sau thức dậy, 1 ly trước khi tắm, 1 ly trước khi ngủ – đó là 3 ly quan trọng trong một ngày. Uống ngụm nhỏ, không đợi khát mới uống. 
  • Khí: Hơi thở. Một người nói chuyện mà không có ra hơi thì cảm giác họ không khỏe. Thở đúng cách: người đàn ông thường có sức mạnh hơn phụ nữ là bởi vì họ thường hít thở bằng bụng trong khi phụ nữ hay hít thở bằng ngực không xuống khí hải nên họ nhanh già hơn. Bụng mình có bể chứa khí. Khí hải cách rốn 1,5 đốt ngón tay. Mở huyệt khí hải thì đưa được khí xuống đan điền. Khí là dương nên đưa khí vào người thì mình nóng lên. Nếu đi bơi không đưa vào khí đủ thì không thể bơi được 2000m. Khí chữa lành vết thương do phỏng nước sôi nếu chúng ta biết dùng ý dẫn khí vào chỗ bị bỏng, giúp tay không còn đỏ nữa. Khí dẫn theo oxi và máu, đi tới đâu trong máu có dinh dưỡng làm cho tế bào sinh ra.
  • Thể lửa: Thân nhiệt cơ thể. Một con người tay chân lạnh cóng là họ đang không cân bằng được sức khoẻ. Ví dụ với bệnh tiểu đêm, tại sao chữa hoài không hết?  Do phổi bị nhiễm lạnh, tích nước gây tiểu đêm, dễ bị ho mãn tính nên khi mình cân bằng thể lửa thì người mình nó cân bằng ấm lên và hết tiểu đêm. Để giúp cơ thể ấm lên, không bị lạnh, chúng ta không tắm sau 5 giờ chiều. Trước khi tắm ngậm nước vào trong miệng để nước liên kết với thần kinh cho quen. Vỗ ấm ngực sau đó mới tắm gội. Cân bằng hơi ấm là một phần giúp cân bằng thể chất.

Thước đo cho sức mạnh thể chất là đảm bảo 5 yếu tố: sức mạnh, sức bền, dẻo dai, thằng bằng và tốc độ.

  • Sức mạnh: Có khả năng bưng vật gì đó nặng ít nhất bằng thân mình hoặc gấp rưỡi mình trở lên.
  • Sức bền: Sự bền bỉ trong quá trình vận động, làm gì đó từ 1 tiếng đến 2 tiếng trở lên.
  • Dẻo dai: Sử dụng các khớp linh hoạt, gân cơ xung quanh khớp được kéo giãn ra. Mở khớp là làm cho vùng gân cơ bao quanh khớp được kéo giãn ra. Một con người có sự dẻo dai thì tuổi thọ tăng lên do khí huyết lưu thông khi tập khí. Môn thay gân đổi cốt và lớp mở khớp nên học cùng một lúc.
  • Thăng bằng: người nào đứng trụ chân phải mà rớt nhanh thì bán cầu não trái hoạt động chưa được tốt, người nào đứng trụ chân trái mà rớt nhanh thì bán cầu não phải hoạt động chưa được tốt. Người đứng mà giữ được thăng bằng có nghĩa bán cầu não họ hoạt động tốt. Những người mà họ bị đột quỵ là do họ không có đứng được thăng bằng, họ không có đứng được một chân. Thăng bằng tĩnh là đứng im một chỗ, thăng bằng động là khi mình đang đi có ai đó tác động vào mình thì mình có giữ được thăng bằng hay không.
  • Tốc độ: biểu hiện thông qua khả năng bứt tốc của mình trong quá trình vận động. Người có tốc độ thì khả năng tạo lập giá trị cho xã hội nhiều hơn người bình thường.

Trong tổ chức WiT có bài tập luyện giúp cho chúng ta có được 5 yếu tố của thể chất, chính là thay gân đổi cốt.

Sức khỏe xã hội

Với mối quan hệ xã hội thì cần nâng cấp mối quan hệ xã hội lên quý mến, tin tưởng và thân thiết. Càng nhiều người quý mến, tin tưởng, thân thiết thì sức khỏe xã hội của chúng ta càng tốt.

Bao hàm môi trường sống, yếu tố xung quanh,… trong đó con người là trọng điểm để có được những mối quan hệ quý mến tin tưởng thân thiết. Theo thống kê của trường đại học Mỹ qua 83 năm thì những người về già họ thấy sức khỏe về xã hội là tác động lớn nhất tới họ.

6 quan niệm chuẩn về sức khỏe

Cao nhân đã chỉ điểm: Cho tiền là hạ sách, cho năng lực là trung sách, cho quan niệm là thượng sách.

1. Sức khỏe là ưu tiên số một

Khái niệm ưu tiên: Chúng ta hãy cùng quan sát cuộc sống của chính mình và trả lời câu hỏi: Một ngày dành bao nhiêu thời gian cho sức khoẻ? Hiện tại mình dành thời gian cho điều gì và tâm trí mình đang nghĩ về cái gì? 

Cái gì là ưu tiên có nghĩa là mình dồn thời gian và tâm trí vào việc đó. Vậy một ngày có 24 giờ thì thời gian mình dành cho sức khoẻ, tâm trí là bao nhiêu giờ?

Như vậy chỉ cần chúng ta dịch chuyển được tâm thái, ví dụ chúng ta đang dành thời gian của mình chủ yếu cho việc kiếm tiền, con cái, cho cha mẹ, tôn giáo, tài chính, sắc đẹp, hanh phúc… Nhìn lại mình dành thời gian cho sức khoẻ ít. Tuy nhiên sức khoẻ là tổng hoà các yếu tố thể chất, tinh thần, xã hội. Vì vậy, chúng ta dịch chuyển tâm thái tất cả những gì mà chúng ta đang làm là để tốt cho sức khoẻ.

Đối với việc dành thời gian cho con cái, đối tác,…chúng ta dịch chuyển tâm thái đó là thời gian cho sức khoẻ xã hội. Ngày hôm nay mình thức tới 12 giờ đêm mình có được sức khoẻ tinh thần và xã hội. Khi dịch chuyển tâm thái thì tất cả đều là dành thời gian cho sức khoẻ và sức khoẻ là ưu tiên số một.

1.000.000.000 USD (1 tỷ USD)

Mỗi một con số 0 dùng nó cho một việc quan trọng trong đời mình, ví dụ mua nhà, mua xe, từ thiện, đi du lịch,… Khi có 1 tỷ dollar chúng ta sẽ mua được rất nhiều việc. Một câu hỏi đặt ra: Nếu con số 1 đứng ở trước không còn nữa thì những con số 0 có còn có giá trị nữa không? Không còn giá trị, nên số 1 đại diện cho sức khoẻ của chúng ta. Khi có sức khoẻ mình sẽ làm được rất nhiều việc, khi không có sức khoẻ thì mình không làm được gì. Khi có sức khoẻ ham giúp người, ham tạo lập giá trị nên không tạo lập giá trị được lâu dài nếu không có sức khoẻ.

Khi mình thay đổi hình ảnh tâm trí, quan niệm, định hướng lại sức khoẻ là ưu tiên số 1 thì mọi chọn lựa sẽ thay đổi theo, cơ thể tự chọn thức ăn nào tốt để ăn.

Cố định mong muốn thì cố định được tham tưởng, mọi chọn lựa mình đưa ra trong cuộc đời đều đúng và mình sẽ đạt được điều mà mình mong muốn mà mình không cố gắng phải dùng tư duy. Lúc đó mình ăn cái gì thì cái đó tốt cho sức khoẻ của mình vì mình cố định được hình ảnh. Mình không quản trị bằng hành động mà quản trị bằng hình ảnh. Quản trị hình ảnh tâm trí chứ không quản trị bằng hành động (theo công thức cội nguồn cuộc sống). Khi mình có sức khoẻ thì mình làm gì cũng được, khi không có sức khỏe thì cái mà mình mong muốn nhất là sức khoẻ.

Giữa sức khoẻ và sinh mệnh, cái nào quan trọng hơn?

Có một anh chàng đi lính lâu năm. Ngày hôm đó anh chuẩn bị ngày mai ra quân. Anh nói với cha mẹ: “Ngày mai con sẽ ra quân, nhưng có một điều này con có thể nhờ cha mẹ được không ạ?” Người cha hỏi đó là việc gì. Người con mới nói: “Con có một người bạn cùng đi lính với con, trong quá trình đi lính người bạn đó vì cứu con mà mất một chân và một tay. Con có thể mang bạn về nhà của mình ở có được không?”.

Người cha mới ngập ngừng và đi hỏi ý kiến vợ. Một lúc sau ông quay lại và nói với con: “Thôi con à, gia đình chúng ta còn nghèo khổ lắm, bây giờ nếu có một người bị mất tay, mất chân nếu ở một vài ngày thì được chứ ở lâu thì gia đình mình càng vất vả hơn”. Người con không nói gì và cúp máy. Ngày hôm sau gia đình của người con nhận được giấy báo tử của con và rất bất ngờ vì vừa hôm qua vẫn còn nói chuyện với con. Khi cha mẹ đến nhận xác con của mình thì lúc đó mới biết con mình bị mất một tay và một chân.

Câu chuyện lấy biết bao nhiêu nước mắt của người nghe. Khi mà sức khoẻ bất ổn quá mức thì nhiều lúc ta không còn sinh mệnh. Nhiều người bệnh nặng họ xin bác sĩ tiêm cho một mũi để ra đi nhẹ nhàng. Như vậy sinh mệnh không có quan trọng bằng sức khoẻ. Chúng ta cần chú ý tới sức khoẻ hơn, vì tới khi đổ bệnh thì sức khoẻ quan trọng hơn cả sinh mệnh. Sức khoẻ là ưu tiên số 1.

2. Dùng khái niệm nguồn có lợi và hệ quy chiếu chuẩn để định hướng sức khỏe

Chúng ta còn nhớ về học phần Nguyên Lý Ánh Sáng, nếu chúng ta muốn căn phòng sáng lên thì mình lấy bóng tối ra hay đưa ánh sáng vào? Đưa ánh sáng vào vì thật sự chúng ta không có đưa bóng tối ra được. 

Tuy nhiên, trong thực tế nếu một người bị bệnh thì tập trung đi trị bệnh, trị hết bệnh này thì bệnh khác xuất hiện. Việc chúng ta đi trị bệnh là đang cố lấy bóng tối ra khỏi căn phòng. Các cao nhân, các thầy cô đã cho chúng ta nguyên lý thay vì lấy bóng tối ra thì đưa ánh sáng vào, thay vì tập trung đi giải quyết vấn nạn thì ta đưa ánh sáng vào. Đó là những khái niệm nguồn có lợi và hệ quy chiếu chuẩn.

Khái niệm nguồn là cái biết, cái tin, cái hiểu theo chiều hướng có lợi. Hãy vận dụng hệ quy chiếu đông y, tây y, dân gian, dinh dưỡng để làm thế nào cho mọi người khỏe lên, làm thế nào để dạ dày khỏe lên, làm thế nào để mắt sáng lên,… Chúng ta biết như thế nào về dạ dày khỏe, tin như thế nào về dạ dày khỏe, hiểu như thế nào về dạ dày khỏe thì chúng ta có hiện thực dạ dạy khỏe. Chúng ta biết như thế nào về ho, tin như thế nào về ho và hiểu như thế nào về ho thì chúng ta có hiện thực ho.

Chính vì thế, thay vì tập trung chữa bệnh thì đưa ánh sáng vào, làm thế nào để mình khỏe lên, thay đổi cái biết, cái tin, cái hiểu dựa theo hệ quy chiếu của đông y, tây y, dân gian.

Chúng ta phải có quan niệm tất cả các loại bệnh trên đời này đều có khả năng chữa được, chỉ là do mình chưa biết cách mà thôi. Mỗi bất ổn sức khoẻ của chúng ta nó trải qua thời gian tổn thương quá lâu nên nó cần thời gian để hồi phục.

3. Sức khỏe cần bảo dưỡng

Sức khỏe cần bảo dưỡng
Sức khỏe cần bảo dưỡng

Thông thường trong nhà mình thì những vật gì mình hay bảo dưỡng? Xe đạp, ô tô, ti vi, máy lạnh,… Mình bảo dưỡng trên thứ tự và nguyên tắc như thế nào? Có  phải dựa trên giá cả không? Đắt hơn thì ưu tiên bảo dưỡng, có nhiều khi cái xe đạp hay cái gì đó do ai tặng mà chúng ta cảm thấy có ý nghĩa thì chúng ta bảo dưỡng, có nghĩa là dựa trên giá trị.

Giá trị bao gồm giá trị sử dụng, giá trị trải nghiệm, giá trị trao đổi thì chúng ta ưu tiên bảo dưỡng. Thứ tự bảo dưỡng dựa trên giá cả, giá trị.

Giá cả: cái nào có giá nhất thì ưu tiên bảo dưỡng trước, cái nhà hay cái ô tô?

Các anh chị đã bao giờ xem thử con người mình có giá bao nhiêu? Nếu tính theo nghĩa đen thì lá gan, phổi, tim, thận,….thì bán được bao nhiêu? Nhiều tiền lắm ạ. Có người họ nghiên cứu và cho chúng ta một con số cố định: con người của mình có giá khoảng 1 tỷ đô.

Nếu xét thứ tự ưu tiên trong bảo dưỡng mà xét về giá thì chúng ta đang sở hữu cơ thể mình có giá nhất, vì vậy chúng ta phải bảo dưỡng cái thân mình trước. Dựa trên giá cả thì mình bảo dưỡng mình trước, xét trên giá trị thì có giá trị sử dụng, giá trị trải nghiệm, giá trị trao đổi.

Một món đồ vật nó có giá trị sử dụng là những công năng thiết yếu mình có thể dùng.

Giá trị trải nghiệm là khi mình có sản phẩm đó nó cho mình những giá trị trải nghiệm ngoài những giá trị sử dụng đó.

Ví dụ cái điện thoại thì giá trị sử dụng là nghe gọi, nhắn tin, lướt web… Giá trị trải nghiệm: Mình lướt nó êm hơn, có nhiều tính năng hơn, đẹp hơn… thoả mãn tham tưởng.

Giá trị trao đổi: Khi mình sử dụng  một cái điện thoại xịn thì tự nhiên họ thấy có sự tôn trọng, mang lại cảm xúc trao đổi, kết nối mối quan hệ xã hội tốt hơn.

Có những món đồ cổ trong nhà tuy giá trị thấp nhưng cho mình giá trị trải nghiệm, trao đổi cao. Nếu xét theo thứ tự thì con người có giá trị sử dụng, giá trị trải nghiệm, giá trị trao đổi cao nhất, khi một con người không chú ý đến sức khoẻ của mình là do họ chưa nhận ra giá trị của mình.

Ví dụ: Khi chúng ta là một chuyên gia tư vấn huấn luyện nội tâm, con người họ tiếp xúc với chúng ta, chúng ta giúp họ đứng trên vấn nạn phát sinh, sau đó chúng ta cố vấn cho họ thêm về tài chính, sức khỏe để họ có thêm những giá trị trải nghiệm, giá trị trao đổi, từ đó họ sẽ giới thiệu mối quan hệ xã hội cho mình. Cứ như vậy giới thiệu thêm người mới. Khi đó chúng ta có giá trị trải nghiệm, trao đổi, giá trị sử dụng. Chúng ta nhận diện mình có giá trị thì tự khắc mình bảo vệ sức khoẻ của mình. Một người phụ nữ nội trợ họ có giá trị lớn.  

Tóm lại, con người xứng đáng ưu tiên số 1 để bảo dưỡng.

 Bảo dưỡng phải định kỳ và thường xuyên (6 tháng 1 năm kiểm tra một lần, thường xuyên chăm sóc).

4. Sức khỏe đến từ nhà bếp

Chú ý đến dinh dưỡng: năng lượng, màu sắc (5 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen). Một bữa ăn có 5 màu thì cân bằng được món ăn, dưỡng chất.

Thói quen: chế biến, bảo quản, ăn uống (ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, không để đói mới ăn, vì để đói mới ăn nó mất cơ, là do cơ thế lấy năng lượng dữ trữ trong gan làm nhiều lần kiệt gan, không đủ can xi lấy trong xương trong cơ ra.

Bữa cơm gia đình giúp chúng ta có được sức khoẻ tinh thần, xã hội thông qua việc ăn cơm. Nhiều cha mẹ đến bữa cơm là kể tội con nên con không muốn ăn với gia đình. Trong bữa cơm mà dùng 8 cái khẩu thì tạo ra đứa trẻ nhân tài.

Gia đình là tổ chức trường tồn theo thời gian là do họ có sinh hoạt ràng buộc bữa cơm trong ngày. Gia đình quý tộc họ biết được điều này nên họ xây dựng được gia đình trường tồn.

5. Bác sĩ tốt nhất là chính mình

Cơ thể có khả năng tự chữa lành. Ví dụ khi đứt tay thì tay tự chữa lành. Khi uống thuốc không phải thuốc giúp mình chữa bệnh mà nó giúp cho cơ thể tiết ra hoạt chất chữa lành vết thương. Ví dụ người bị bệnh tâm thần, người ta uống thuốc an thần, thuốc đó uống vào cơ thể tiết ra hoạt chất giúp mình an thần. Nếu mình uống nhiều quá cơ thể sẽ không tự tiết ra hoạt chất đó nữa, khi đó chúng ta bị lệ thuộc vào thuốc, do cơ thể hiểu nhầm là không cần tiết ra nữa nên thành ra bị nhờn thuốc.

Nội tâm phải vững, tin tưởng cơ thể mình có thể chữa lành.

Cần phải có điều kiện, thời gian để cơ thể tự chữa lành.

Nhiều người bị rối loạn điện từ uống thuốc đâu có hết, khi tham gia học nội tâm thì điện từ được cân bằng lại và hết rối loạn.

Bác sĩ giúp cho chúng ta gọi tên bệnh của mình, cho mình giải pháp. Người hiểu rõ bất ổn là chính mình nên mình là bác sĩ của chính mình.

Nên sau này đi khám bác sĩ chỉ là để tham khảo vì bác sĩ tốt nhất là chính mình.

6. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố

Chúng ta hình dung sức khỏe của bản thân là cái bàn có 4 chân:

  • Tinh thần lạc quan
  • Vận động hợp lý (khác lao động, vận động trong vui vẻ)
  • Ngủ nghỉ phù hợp (đưa trạng thái về cân bằng điện từ nội tâm, nằm ngửa khi ngủ, ngủ trước 11 giờ đêm, nếu ngủ trễ thì dịch chuyển tâm thái đang chăm sóc sức khoẻ tinh thần, xã hội)
  • Dinh dưỡng cân bằng 

Với những kiến thức chia sẻ trong học phần này, chúng tôi hi vọng giúp cho bạn đọc nâng được nhận thức về sức khỏe, huân tập thêm những khái niệm nguồn có lợi, những quan niệm chuẩn thì chỉ cần tâm thái của bạn nữa thì bạn chắc chắn trở thành một người thực sự khỏe.