loader image

Giàu Vật chất

Hiện tại trong đời sống của chúng ta, chắc chắn rằng vật chất đóng một vai trò rất lớn, phải không các bạn? Giàu Vật chất cũng là một trong 7 sự giàu toàn diện mà một con người cần phải có để trưởng thành tận cùng đến sự trưởng thành của con người, là một yếu tố tất yếu khi chúng ta đã làm giàu Trí tuệ, giàu Tâm thái, giàu Nhân cách, giàu Phẩm chất, giàu Năng lực và giàu Thể chất. Thông thường khi nghĩ về giàu Vật chất, chúng ta sẽ nghĩ đến tiền. Vậy thì chúng ta sẽ làm rõ hơn sự giàu Vật chất thông qua một liên hệ phổ biến, đó là tiền. Vậy cụ thể giàu vật chất là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tiền là gì?

Tiền là vật ngang giá chung trong quá trình giao thương, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa con người với con người. Tiền là vật trung gian giữa chất lượng cuộc sống và giá trị cuộc sống. Tiền không phải là đích đến, khi mình hiểu quan niệm thì mình có sự nhìn lại.

Tiền là gì?
Tiền là gì?

Chất lượng cuộc sống là những yếu tố: nội tâm, sức khoẻ và sắc đẹp, mối quan hệ xã hội. 

Giá trị cuộc sống có thể hiểu với các thuật ngữ: cho đi, bố thí, tạo giá trị. Để tạo được giá trị thì bạn có thể tham khảo bài viết về 7 bố thí quan trọng đời người

Hai yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau: Nếu chất lượng cuộc sống tốt thì mình xây dựng nội tâm vững chắc để đi kiếm tiền, có tiền thì nội tâm an vui, có cơ hội để quan tâm đến sức khoẻ sắc đẹp, kết nối mối quan hệ xã hội, có tiền thì có thể cho đi, bố thí, trao giá trị.

Phước báu của mình đến từ bố thí và cho đi. Người giàu vì họ có phước báu, có tiền họ cũng cho đi để tạo phước, sau đó họ lại có tiền. 

Người ta có nhà, ô tô,… mình cứ an vui với việc đó. Một người mà luôn tạo giá trị với bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội (4 động lực sinh tồn) nếu chưa có tiền thì thì sẽ có phước báu trong nội tâm, sức khoẻ sắc đẹp, mối quan hệ xã hội chứ không có thất thoát đi đâu. Nếu trao giá trị mà mình có tiền thì phước báu trong nội tâm, sức khoẻ sắc đẹp, mối quan hệ sẽ giảm.

Khi có tư duy đó thì mình đi trao giá trị cho xã hội từ từ sẽ có tiền và nâng chất lượng cuộc sống lên.

Vậy bây giờ khi chúng ta đã có khái niệm về tiền thì dựa trên những khái niệm này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các quan niệm chuẩn về tiền, để con đường tài chính của chúng ta trở nên thuận lợi hơn.

2. Tám quan niệm chuẩn về tiền

Tiền phóng chiếu nội tâm con người

Các cao nhân thường nói với chúng ta rằng, nhìn vào người phụ nữ thì nhìn lúc người ấy còn nghèo khó, còn nhìn người đàn ông thì nhìn vào lúc họ đã giàu có rồi.

Khi người phụ nữ thấy một người đàn ông chưa có nhiều vật chất nhưng vẫn luôn ở bên, hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ người đàn ông của mình thì đó là người phụ nữ rất đáng trân trọng. Còn người đàn ông khi đã giàu có rồi, đã có địa vị và rất nhiều điều kiện ở bên cạnh nhiều người nhưng vẫn chọn để yêu thương một người phụ nữ ở bên cạnh mình, thì người đàn ông đó đáng kính trọng.

Bản chất đồng tiền có tính không, bạn ấy không làm cho chúng ta tốt hay xấu, mà là nội tâm của con người sẽ được làm rõ nét hơn khi chúng ta ít tiền hơn hay nhiều tiền lên. Nếu con người có tấm lòng yêu thương, có tâm thái an vui, bao dung và trân trọng biết ơn từ trước khi có nhiều tiền thì các yếu tố này sẽ càng được làm rõ nét từ khi chúng ta có nhiều tiền hơn.

Do đó, chúng ta nên soạn đủ cho mình tâm thái trân trọng biết ơn, bao dung, an vui trước khi mình giàu để bảo vệ phước báu của mình và giúp cho đồng tiền thực sự mang lại những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta và những người xung quanh.

Tiền giúp chúng ta đạt cuộc sống mong muốn

Tiền không mua được hạnh phúc nhưng mình thiếu tiền thì mình cũng không có hạnh phúc bền vững. Tiền giúp chúng ta đạt được cuộc sống mong muốn, chu du thế giới, chăm sóc cha mẹ, cho con học tập tốt,… (lục lộc đại thuận).

Tiền giúp bội tăng những gì mình đang có

Tiền không thể biến những gì từ không thành có mà chỉ có thể làm bội tăng những gì đã có sẵn. Nếu chúng ta có sức khỏe chưa tốt, các quan niệm về sức khỏe chưa tốt, thói quen chưa lành mạnh, ăn uống chưa đúng giờ, dùng chất kích thích,… thì việc có tiền hoàn toàn không giúp được chúng ta khỏe hơn. Trái lại, tiền sẽ khiến chúng ta trượt dài hơn trên con đường sức khỏe kém.

Nếu chúng ta chưa có quan niệm chuẩn về tiền, chưa có tư duy về tiền, chưa có kế hoạch sử dụng tiền có ý nghĩa thì việc bỗng nhiên có một món tiền lớn sẽ khiến chúng ta nghèo hơn cả lúc ban đầu sau một khoảng thời gian. Việc này có thể thấy rất rõ ở những con người trúng vé số hoặc trúng đất bất ngờ mà không kịp bồi dưỡng các điều kiện để phát triển kịp với số tiền họ nhận được. Qua thời gian nhũng người này đều nghèo hơn.

Vì vậy trước khi có nhiều tiền, nếu chúng ta đã trưởng thành toàn diện trên cả 4 lĩnh vực nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính; có được 6/7 sự giàu toàn diện; cuộc sống chúng ta đơn giản, vui vẻ, tin tưởng, nhẹ nhàng; tâm thái chúng ta an vui, bao dung, trân trọng biết ơn thì tất cả những điều đó đều sẽ được phát huy còn trọn vẹn hơn nữa.

Tiền giúp chúng ta tự do thời gian

Nếu chúng ta có tiền, tập hợp được con người cống hiến gánh vác cho chúng ta thì khi đó chúng ta đơn giản để có được sự tự do về thời gian mà chúng ta mong muốn.

Tự do thời gian là có khả năng sử dụng quỹ thời gian theo mong muốn mà nội tâm của mình luôn luôn thoải mái. (Nếu nội tâm không thoải mái thì chưa gọi là tự do thời gian).

Phải phân biệt giữa tự do thời gian và nhàn hạ.

Nhàn hạ là người có rất nhiều thời gian nhưng đó không gọi là tự do thời gian vì họ không  bám vào công cụ tạo lập giá trị.

Tiền phải sinh lãi và tạo giá trị
Tiền phải sinh lãi và tạo giá trị
Tiền phải sinh lãi và tạo giá trị

Nếu mình tạo giá trị thì có tiền, sau đó mình đưa qua đầu tư thì mình lãi có tiền, tiếp tục tạo giá trị. Đó là một vòng khép kín. 

Nhưng có những người có nhân duyên họ đi đầu tư, gửi ngân hàng… tạo ra được lãi nhưng để họ mở cơ sở sản xuất để tạo giá trị thì không có đạt mong muốn do không có duyên. Ngược lại, có nhiều người họ mở rộng kinh doanh và tạo giá trị thì đạt nhưng họ đầu tư lại thua lỗ, nên là phước báu của mình ở đâu, nếu người nào có cả hai phước báu trên thì ngon.

Tiền tụ về người có kế hoạch xài tiền có ý nghĩa

Khi có kế hoạch sài tiền có ý nghĩa thì sẽ thu hút được tiền. Nếu mình không có kế hoạch xài tiền có ý nghĩa thì người khác sẽ dùng. Ví dụ mình có 1 tỷ trong nhà mà mình không xài mà để đó, mình đi khoe người khác thì họ sẽ mượn về họ xài.

Tiền tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng con người mình giúp đỡ

Ví dụ: Mình mở công ty, phục vụ 10 người khách khác với phục vụ 100 người khác. 

Tiền phụ thuộc vào số lượng và chất lượng con người mình giúp đỡ, nó quyết định túi tiền của mình giàu có hay không. Nếu chỉ làm chất lượng thôi thì giờ chuyển qua làm thêm số lượng con người mình giúp đỡ, người nào đã tập trung vào số lượng thì tập trung thêm chất lượng. 

Tiền đến từ con người, ở đâu có con người thì ở đó có tiền

Trong học phần nhận thức nội tâm về con người, chúng ta có quan niệm con người là vốn quý, con người cho ta mượn sức trợ sức, con người đồng thuận, con người cho ta rõ khái niệm,….vậy ở đâu có con người thì ở đó có tiền, vì vậy một số quốc gia họ nhập khẩu lao động con người vào đó, họ tận dụng được con người.

Con người không mang tiền đến cho chúng ta mà con người mang thông tin, mang cơ hội đến giúp cho chúng ta có tiền. 

Ví dụ, nhờ có thông tin mà mình biết làm sao để mua một mảnh đất giá 1 tỷ mà sau đó sinh lời lên 1,5 tỷ.

8 quan niệm chuẩn về tiền cho chúng ta hướng đi ở khía cạnh tài chính, đồng thời giúp chúng ta có trạng thái nội tâm cân bằng và hướng dương đối với tiền.

Đó là nền tảng giúp chúng ta có được tâm thái đúng đối với tiền.

3. Tâm thái đối với tiền

Các tâm thái đúng đối với tiền là:

  • Tâm thái trân trọng biết ơn
  • Tâm thái bao dung
  • Tâm thái an vui
  • Tâm thái thuở ban đầu
  • Tâm thái làm chủ

Có được các tâm thái này, chúng ta rất đơn giản để thu hút tiền đến càng nhiều hơn. Tâm thái đúng cũng là nền tảng để phát triển các năng lực phù hợp đối với tiền. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu năng lực đối với tiền thông qua 5 chỉ số thông minh tài chính.

4. Năm chỉ số thông mình tài chính

Năm chỉ số thông mình tài chính
Năm chỉ số thông mình tài chính
Chỉ số thu hút tiền

Có hai thuật ngữ mình cần làm quen là thu hút và tìm kiếm, chọn giải pháp nào?

Đó là thu hút.

Ví dụ nhiệm vụ mình là phải thu hút những con ong, nếu tìm con ong bắt về vườn hoa thì vất vả. Nhưng nếu trồng hoa để thu hút ong về thì thuận lợi hơn. 

Trong tài chính mình cũng sẽ không tìm kiếm mà thu hút tài chính bằng những quan niệm và tâm thái của mình.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thông qua con người chúng ta sẽ thu hút tiền.

Trong học phần về con người, nhận thức nội tâm về con người: con người là vốn, con người là nhân tài,…con người không mang tiền tới cho mình mà thông qua con người, con người mang thông tin đến cho mình, họ mang cơ hội đến cho mình.  

Có một câu chuyện như thế này: Môt người mở nhà hàng sau đó hết sạch vốn. Một người bạn giàu có biết bạn mình giỏi về nấu ăn nhưng không giỏi về kinh doanh. Vì vậy, người bạn đầu tư cho nhà hàng và giao cho bạn nấu nướng, khi có lãi thì chia đôi, người giỏi nấu nướng không cần bỏ vốn.

Một điều nữa chúng ta cần hiểu khi thu hút tiền là về ý niệm khi trao đi giá trị.

Thầy cô cho chúng ta quan niệm về tiền thực chất là một ý niệm dương thôi, để mình có tiền thì thực chất là ý niệm dương. Ví dụ mình muốn mình có một nhân duyên nào đó để giúp cho mình giàu có lên, để cho mình có cuộc sống đủ đầy. Đây không phải là ý niệm dương vì chỉ nghĩ cho bản thân mình. Ý niệm của mình phải trên 4 động lực sinh tồn.

Trong phẩm chất ưu tú: phẩm chất Nhân – yêu thương

Nếu môt người mong muốn có thật nhiều tiền thì phải cho bản thân, gia đình, tổ chức, xã hội thì đó là ý niệm dương. Nếu mình muốn có 1 đồng thì nghĩ xem mình làm gì để xã hội có 1000 đồng, tổ chức có 100 đồng, gia đình có 10 đồng thì mình sẽ có 1 đồng

Như vậy tiền chỉ là một ý niệm dương, nếu mình muốn khởi thì mình dựa vào phẩm chất nhân trong phẩm chất ưu tú, nên người phương Tây họ giàu là do họ  làm bất kỳ điều gì họ luôn nghĩ cho lợi ích của toàn cầu. Nên mình mong muốn có sứ mệnh, mình khao khát làm gì cho xã hội trên cả 4 động lực sinh tồn thì mình cứ làm vì nhân duyên sẽ khởi tạo và mang con người đến cho mình, tài chính thu hút về.

Kiểm thảo lại bản thân mình làm gì mà chưa đạt được là do mình chưa có mong muốn tột cùng, mình chưa có cái tâm thấu suốt.

Có ý niệm dương là làm cho xã hội, tổ chức, gia đình, bản thân thì sẽ thu hút được con người và tiền về nhanh hơn theo thứ tự như vậy. Mình đầu tư cho con người đi học để nâng cao chuyên môn, có tài năng thì sẽ có tiền.

Khi học về 3 hệ quy chiếu và khái niệm nguồn, nếu mình làm bất cứ điều gì thì mình phải xem lại ý niệm của mình đã dương hay chưa, ý niệm này có mang lại lợi ích cho xã hội, tổ chức, gia đình, bản thân hay không.

Chỉ số giữ tiền

Các trọng điểm để giữ tiền bao gồm:

  • Chủ động chăm sóc sức khoẻ 
  • Chủ động chăm sóc mối quan hệ xã hội
  • Nội tâm an vui
  • Nâng tần số rung động năng lượng lên mức cao
  • Thu > chi
  • Tài sản > tiêu sản
  • Phước báu cần chắt chiu
  • Kiểm soát khoái cảm vật chất tạm thời
Chỉ số xài tiền có kế hoạch 

Dựa vào nguyên tắc 6 loại quỹ, các chuyên gia cho chúng ta cho chúng ta cách để chia tiền của mình vào các mục đích sử dụng như sau:

  1.   Quỹ phát triển bản thân: 10 %
  2.   Quỹ tự do tài chính (Quỹ đầu tư): 10%
  3.   Quỹ thưởng cho bản thân: 10%
  4.   Quỹ tiết kiệm dài hạn: 10%
  5.   Quỹ chăm sóc gia đình (Chi tiêu thiết yếu): 55%
  6.   Quỹ biết ơn (Cho đi): 5%

Tuỳ thuộc vào thu nhập hàng tháng và mức thu chi có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, thu nhập 200 triệu đồng nhưng quỹ chăm sóc cho gia đình không dùng đến 55% thì mình có thể giảm bớt ở quỹ này. Có thể đưa qua quỹ đầu tư. Các chuyên gia cho con số này để tham khảo.

Chỉ số tư duy tài chính

Cái gì trả giá được bằng tiền thì cái đó là cái rẻ nhất trong cuộc đời

Dùng tiền để đi học, giả sử mình bỏ tiền ra để đi học những tri thức về bất động sản từ các chuyên gia hàng đầu. 

Đầu tư chứng khoán cũng cần phải đi học. Chúng ta nên bỏ tiền ra học từ chuyên gia.

Bất cứ tư duy tài chính nào mà bạn muốn có, hãy đi học để tìm hiểu thêm.

Chỉ số mượn sức tài chính

Chúng ta có thể vay, hay còn gọi là mượn sức ở ngân hàng cho các kế hoạch đầu tư tài chính của chúng ta. Đây là kênh tài chính tốt và hiệu quả cao.

Chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm để ứng dụng lãi kép khi mượn sức đầu tư.

Một bí kíp đó là chúng ta phải có lịch sử giao dịch với ngân hàng thì lần sau mình sẽ dễ dàng để vay.

Ví dụ: Trước đây có vay ngân hàng mình luôn đúng hạn, lần sau mình mượn thì đơn giản hơn. Các hạn mức về tín dụng cũng sẽ tăng cao nếu chúng ta có lịch sử giao dịch tốt.

Ngoài ra, người quen, người thân không sử dụng tiền thì mượn và mình trả lại, đây cũng là một kênh mượn sức tốt.

5. Năm cấp bậc tài chính

Năm cấp bậc tài chính
Năm cấp bậc tài chính
Cấp 1. Thoát nợ Thu > Chi
Cấp 2. Đảm bảo tài chính

Chi tiêu hàng tháng x 12 tháng x 3 năm = ? 

Ví dụ: 20.000.000 đồng x 12 tháng x 3 năm = 722.000.000 đồng

Cấp 3. Độc lập tài chính

Chi tiêu hàng tháng x 12 tháng x Số năm còn sống đến cuối đời = ?

Ví dụ: Hiện nay 39 tuổi sống đến 100 tuổi thì còn 61 năm nữa

20.000.000 x 12 tháng x 61 = 14.640.000.000 đồng

Cấp 4. Tự do tài chính

Độc lập tài chính x 5 = 73,200,000,000 đồng

Cấp 5: Di sản tài chính

Phụ thuộc vào cá nhân mỗi người, có thể để lại hết cho con hay từ thiện.

Như vậy học phần này chúng ta đã cùng nhau làm rõ về tài chính (tiền). Khi mình rõ hình, rõ khái niệm, Tâm thái đúng, quan niệm chuẩn về tiền thì chắc chắn chúng ta sẽ có một kết quả như ý.